logo

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5 Sách mới (KNTT, CD, CTST)

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5 Sách mới 3 bộ Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết, hay nhất giúp các bạn ôn luyện tốt hơn

Sách Kết nối tri thức

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5 Kết nối tri thức (có đáp án)

Sách Cánh diều

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội - Cánh diều


Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

1. Phòng chống bom, đạn và thiên tai của dân tộc Việt Nam luôn được coi là cuộc đấu tranh gì?

a. Sinh tồn, gắn với đấu tranh dựng nước và giữ nước

b. Dựng nước và giữ nước

c. Một mất một còn trong giữ nước

d. Dựng nước của dân tộc

2. Hiểu biết về một số loại bom, đạn và thiên tai để làm gì ?

a. Khắc phục triệt để mọi sự cố thiên tai, các loại bom, đạn gây ra

b. Để phòng tránh, giảm nhẹ hoặc loại trừ thiệt hại do chúng gây ra

c. Kịp thời chủ động để xử lí mọi sự cố do bom, đạn để lại

d. Chủ động để xử lí mọi tình huống khi bão lụt xảy ra

3. Thiệt hại nào sau đây không phải do bom, đạn địch gây ra?

a. Lũ lụt lớn, sạt lở núi và lũ quét đã phá hủy đường giao thông

b. Chất cháy Na pan làm cháy rừng trên một diện tích rộng lớn

c. Chất độc hóa học đã hủy diệt môi trường sống của con người

d. Vũ khí chính xác gây nhiều thiệt hại về người và của cho đối phương

4. Tên lửa hành trình của địch chủ yếu đánh những mục tiêu nào ?

a. Các mục tiêu có khả năng cơ động lớn của đối phương

b. Loại mục tiêu thường xuyên xuất hiện của đối phương

c. Đánh vào mục tiêu cố định, nơi tập trung dân cư

d. Mục tiêu về kinh tế của đối phương

5. Loại bom, đạn nào sau đây không có điều khiển?

a. Bom CBU – 24

b. Bom CBU – 55

c. Bom GBU – 17

d. Đạn K56

6. Tác dụng chủ yếu của bom, đạn hóa học chứa khí độc là gì ?

a. Để sát thương sinh lực đối phương

b. Làm thay đổi môi trường sống của đối phương

c. Phá hoại các loại vũ khí của đối phương

d. Làm nhiễm độc nguồn nước của đối phương

7. Loại bom, đạn nào sau đây không phải loại có điều khiển ?

a. Bom mềm

b. Bom điện từ

c. Bom từ trường

d. Đạn vạch đường

8. Nội dung cụ thể của các biện pháp phòng tránh bom, đạn của địch không có một trong các nội dung sau?

a. Phải tổ chức trinh sát kịp thời

b. Ngụy trang, giữ bí mật chống trinh sát của địch

c. Phải thông báo, báo động kịp thời

d. Nên hoạt động ở nơi ít bom đạn

9. Muốn ngụy trang, giữ bí mật tốt để chống trinh sát của địch phải làm gì?

a. Giữ vững bí mật mục tiêu

b. Phải cố gắng giữ mục tiêu khi địch trinh sát

c. Không sử dụng vũ khí khi địch tiến công

d. Đấu tranh với địch phải giữ bí mật

10. Muốn ngụy trang tốt để phòng tránh bom, đạn của địch phải làm gì?

a. Đánh trả địch hiệu quả

b. Chuẩn bị tốt tinh thần

c. Không chủ quan coi thường địch

d. Ngụy trang kết hợp nghi binh đánh lừa

11. Muốn ngụy trang tốt để phòng tránh bom, đạn của địch phải làm gì?

a. Đào hầm, hố, giao thông hào để ẩn nấp

b. Tăng cường số lượng vũ khí cho lực lượng vũ trang

c. Tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước

d. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh

12. Trong chiến tranh, địch thường dùng loại bom, đạn nào để phá hủy hệ thống điện của ta?

a. Thủy lôi từ trường

b. Tên lửa hành trình

c. Bom điện từ

d. Bom từ trường

13. Dùng tay che dưới ngực, miệng hơi há ra khi nghe tiếng rít của bom có tác dụng gì?

a. Giảm tối đa diện tích của cơ thể, hạn chế thương vong

b. Để giảm sức ép của bom, đạn

c. Tăng cường hô hấp nhằm chống ngạt thở

d. Để bảo vệ nơi quan trọng nhất của cơ thể

14. Một nội dung biện pháp phòng tránh bom, đạn của địch là gì?

a. Khẩn trương sơ tán khi có bom đạn

b. Ngụy trang thân thể kín đáo

c. Sơ tán, phân tán các nơi tập trung dân cư

d. Tập trung vào nơi an toàn nhất có lực lượng bảo vệ

15. Lực lượng nào đảm nhiệm chủ yếu việc đánh trả kịp thời để hạn chế tác hại của bom, đạn địch?

a. Lực lượng dân quân đánh trả là chủ yếu

b. Lực lượng thanh niên xung kích đánh trả

c. Lực lượng vũ trang đánh trả

d. Lực lượng không quân đánh trả

16. Khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra có tác dụng gì ?

a. Để cứu người được nhanh chóng

b. Hạn chế mức thấp thiệt hại do bom, đạn địch gây ra

c. Làm mất ý chí chiến đấu của địch

d. Làm địch mất lòng tin vào vũ khí của chúng

17. Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi có tình huống bom, đạn địch gây ra cần lưu ý gì ?

a. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tình huống đó

b. Phải cứu người trước, cứu mình sau

c. Dứt khoát phải có lực lượng y tế để cứu người

d. Tự cứu là chính, nhanh chóng báo cho đội cấp cứu

18. Để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi bom, đạn địch gây cháy cần lưu ý gì ?

a. Phải cứu người trước

b. Sơ tán vật dễ cháy trước

c. Ưu tiên cho dập cháy trước

d. Cách li khu vực cháy không cho lan rộng trước

19. Hàng năm, ở Việt Nam thường gặp các loại thiên tai nào?

a. Động đất, lũ lụt, bão xoáy, cháy nổ

b. Bão, lũ lụt, lũ quét, ngập úng

c. Giông, tố, lở núi, lũ lụt, bão tuyết

d. Mưa đá, mưa a xít, lốc, tố, lũ lụt, hạn hán

20. Ở Việt Nam, bão xảy ra khi có triều cường thường kèm theo hiện tượng tự nhiên nào?

a. Độ ẩm cao, kèm theo mưa đá, giông tố

b. Xảy ra lốc xoáy, kèm theo tố, lốc

c. Nước biển dâng cao kèm theo mưa lớn và lũ lụt

d. Gây ra thời tiết bất thường, xuất hiện lũ quét

21. Hàng năm ở Việt Nam, lũ các sông thuộc khu vực Bắc Bộ thường xuất hiện như thế nào?

a. Sớm hơn so với các vùng khác trên cả nước

b. Muộn hơn so với các vùng khác trên cả nước

c. Về cơ bản như các vùng khác trên cả nước

d. Tương tự như khu vực Miền Trung

22. Nguyên nhân nào làm cho lũ các sông khu vực Miền Trung nước ta lên nhanh, xuống nhanh?

a. Lượng mưa trong khu vực lớn

b. Vì sông ngắn và có độ dốc lớn

c. Do có nhiều sông cùng đổ ra một cửa biển

d. Các sông và cửa sông quá hẹp

24. Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì?

a. Lớn nhưng thời gian tồn tại ngắn

b. Tương đối lớn nhưng thời gian kéo dài

c. Không lớn nhưng thời gian kéo dài

d. Xuất hiện sớm kết hợp với triều cường

25. Ở Việt Nam, lũ quét thường xảy ra ở khu vực nào?

a. Khu vực Miền Trung mưa nhiều

b. Ở địa hình rừng núi, độ dốc lớn, cường độ mưa lớn

c. Nơi nền đất yếu khi có mưa lớn

d. Khu vực có động đất nhẹ và mưa nhiều

26. Ở nước ta, nhân dân khu vực nào đã biết cách sống chung với lũ?

a. Đồng bằng Bắc Bộ

b. Bờ biển có triều cường

c. Rừng ngập mặn, chua phèn

d. Đồng bằng sông Cửu long

27. Sự xuất hiện và tác hại của lũ quét như thế nào?

a. Thường có dấu hiệu báo trước, gây hậu quả chủ yếu cho cây trồng

b. Trong phạm vi rộng, gây hậu quả chủ yếu cho nông nghiệp

c. Thường bất ngờ, phạm vi hẹp, nhưng gây hậu quả nghiêm trọng người và của

d. Thường bất ngờ, nhưng gây hậu quả ít nghiêm trọng cho người

28. Khi phát hiện thấy bom, đạn của địch để lại, mỗi người cần phải làm gì ?

a. Lập tức đứng ra xa, đồng thời dùng lửa đốt

b. Cùng mọi người khiêng, vác ra khỏi nơi nguy hiểm, tránh gây nổ

c. Đánh dấu, để nguyên tại chỗ và báo ngay cho người có trách nhiệm

d. Tại thời điểm đó, tự bản thân phải có trách nhiệm xử lí

29. Về thời gian xuất hiện lũ các sông của Việt Nam hàng năm, số liệu nào sau đây không đúng?

a. Thanh Hóa đến Hà Tĩnh từ tháng 6 đến tháng 10

b. Quảng Bình đến Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12

c. Huế đến Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12

d. Khu vực Bắc Bộ từ tháng 9 đến tháng 12

30. Một trong những nội dung biện pháp phòng chống thiên tai, lũ lụt là gì?

a. Giao đất, giao rừng cho dân ở những khu vực trọng điểm

b. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và rừng ngập mặn

c. Tăng cường công tác quản lí nhà nước trên các lĩnh vực xã hội

d. Nắm được tình hình bão, lũ lụt để chủ động phòng chống hiệu quả

31. Ở Việt Nam, hàng năm lũ các sông ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện như thế nào?

a. Kéo dài 4 - 5 tháng, ngập hầu hết toàn bộ vùng

b. Tồn tại 2 - 3 tháng, ngập từng vùng

c. Thời gian ngắn dưới 2 tháng, nhưng ngập hết vùng

d. Có năm kéo dài 1- 2 tháng, có năm không xẩy ra

32. Muốn ngụy trang, giữ bí mật tốt để chống trinh sát của địch phải làm gì?

a. Tốt nhất, hiệu quả nhất là người và vũ khí không làm việc

b. Để lộ thật nhiều mục tiêu làm nhiễu loạn trinh sát của địch

c. Ngụy trang kết hợp nghi binh, không để lộ mục tiêu

d. Xây dựng nhiều địa đạo, hang động để che giấu vũ khí

33. Khi Napan cháy bám lên quần áo, cần phải xử lí thế nào ?

a. Nhanh chóng vượt ra ngoài ngược với hướng gió

b. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo và dập bằng chăn ướt

c. Nhanh chóng vượt ra ngoài cùng với hướng gió

d. Dùng tay phủi ngay để dập tăt đám cháy

34. Khi có phốt pho cháy bám vào cơ thể, cần phải xử lí thế nào?

a. Dùng ngay nước đá để dập cháy

b. Dùng ngay bọt khí để hạn chế sự cháy

c. Dùng ngay phèn xanh (Sunphát đồng) để dập cháy

d. Dùng tay chà sát mạnh để dập cháy

35. Tại sao bom từ trường chủ yếu dùng để đánh phá đường giao thông?

a. Tạo từ trường mạnh làm tê liệt thần kinh đối phương

b. Nó sẽ làm hỏng hệ thống điện của xe cơ giới đi qua,

c. Vì mọi vật đi qua đều tác động tới tín hiệu điện gây nổ

d. Vì khi có sắt thép đi qua, ngòi nổ cảm nhận tín hiệu điện gây nổ

36. Hỗn hợp nhôm, phốt pho được sử dụng làm gì trong quân sự ?

a. Làm chất tạo khói trong bom cháy

b. Sử dụng làm chất cháy nhồi trong bom cháy

c. Làm thuốc mồi dẫn cháy trong bom cháy

d. Là chất xúc tác trong bom cháy

37. Dùng phương tiện, vật chất gì để khắc phục hiệu quả, kịp thời khi bom, đạn Na pan, bom xăng của địch gây cháy?

a. Nước, quạt gió tốc độ mạnh

b. Cát, bọt khí, bao tải nhúng nước

c. Bằng mọi cách làm cho cháy nhanh, kết thúc sự cháy

d. Dùng cát là giải pháp duy nhất hạn chế sự cháy

38. Tại sao thường dùng cát để dập tắt dám cháy khi bom Na pan, bom xăng của địch gây cháy?

a. Nhanh chóng lấp đầy và kín khu vực cháy

b. Cát sẽ ngấm hết hỗn hợp chất cháy làm tắt đám cháy

c. Để ngăn nguồn ô xy cung cấp cho sự cháy

d. Cát vừa rẻ, vừa có khả năng phản ứng với mọi hỗn hợp cháy

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 10/09/2022