logo

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 5 ngắn nhất

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 5 theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh diều (Chủ đề 1)

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 5 ngắn nhất Kết nối tri thức 


Bài 5: Thường thức phòng tráng một số loại bom, đạn và thiên tai

II. Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh.

1. Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam

a) Bão

- Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt.

- Nước ta nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng.

b) Lũ lụt

Lý thuyết GDQP 10 bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Lũ lụt miền Trung năm 2020

- Lũ các sông khu vực Bắc Bộ thừng xuất hiện sớm so với các vùng khác, hằng năm trung bình có 3-5 trận lũ, thời gian kéo dài từ 8-15 ngày.

- Lũ các sông miền Trung (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, từ Quảng Bình đến Bình Thuận xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12), đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh, các sông ở khu vực này có hệ thống ngăn lũ tháp hoặc không có đê. Nước lũ không chỉ chạy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng.

- Lũ các sông khu vực Tây Nguyên thường mang đặc điểm lũ núi, lũ quét.

- Lũ các sông miền Đông Nam Bộ do cường độ mưa lớn, có lớp phủ thực vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ thường không lớn nhưng thời gian ngập lụt kéo dài.

- Lũ các sông đồng bằng sông Cửu Long thường diễn biến chậm, nhưng kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4-5 tháng, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c) Lũ quét, lũ bùn đá

- Thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi.

- Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy.

Lũ quét xảy ra thường bát ngờ trong phạm vi hẹp nhưng khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

d) Ngập úng

Ngập úng do mưa lớn gây ra, tuy ít gây tổn thất về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.

e) Hạn hán và sa mạc hóa

Là loại thiên tai đứng thứ ba về mức độ thiệt hại bão, lũ. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi.

Ngoài ra, còn có các loại thiên tai xâm nhập mặn, lốc, sạt lở, động đất sóng thần, nước biển dâng...

2. Tác hại của thiên tai

- Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, là trở lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tỉnh trong 5 năm (2002 - 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỷ đồng.

 - Thiên tai gây hậu quả về môi trường: tàn phá gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng.

- Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng  an ninh như: phá huỷ các công trình quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

3. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

a) Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

b) Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Như­ ch­ương trình trồng rừng đầu nguồn. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, ch­ương trình hố chứa n­ước cắt lũ, chống hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải sản, chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều.

c) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Các nghiên cứu về sạt lở sông biển, phòng, chống lũ lụt, hạn hán cho đồng bằng sông Hồng.

- Mô hình nhà an toàn trong thiên tai.

- Các phương pháp đánh gía thiệt hại và cứu trợ thiên tại, phân vùng ngập lụt các tỉnh miền Trung, quy hoạch phòng tránh lũ quét.

- Ứng dụng công nghệ mới trong công tác dự báo, cảnh báo và quản lí thiên tai; ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các n­ước có chung biên giới trên đất liền, trên biển.

e) Công tác cứu hộ cứu nạn

Từng ng­ười và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn của chính quyền địa ph­ương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

g) Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả.

- Cấp cứu ng­ười bị nạn.

- Làm vệ sinh môi tr­ường.

- Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống.

- Khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

h) Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi ng­ời thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 27/10/2022