logo

Trắc nghiệm GDCD 12 học kì 1 (Phần 4)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

B. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.

C. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.

D. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.

Lời giải:

Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân. Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, vì vậy phải công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Đạo đức.

D. Chủ trương, chính sách.

Lời giải:

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, dân sự, hình sự, tố tụng,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định ……………………… để công dân thực hiện quyền đó.

A. Phương pháp.

B. Cách thức.

C. Biện pháp.

D. Trình tự.

Lời giải:

Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là

A. Hiến pháp.

B. Luật Hình sự.

C. Luật Dân sự.

D. Luật Hành chính.

Lời giải:

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2018.

Lời giải:

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

=> Không thoả mãn các đặc trưng của pháp luật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do

A. Vô ý.

B. Cố ý.

C. Vô tình.

D. Cố tình.

Lời giải:

Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.

Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hành chính.

D. Vi phạm kỉ luật.

Lời giải:

Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào dưới đây?

A. Cảnh cáo.

B. Phê bình.

C. Khiển trách.

D. Buộc thôi việc.

Lời giải:

Người vi phạm phải chịu trách nhiệm kỉ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Lời giải:

Anh A đã chủ động làm việc cần phải làm theo quy định của pháp luật – anh đã thi hành pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Lời giải:

Chị B sử dụng quyền của mình, làm điều pháp luật cho phép – tự do lựa chọn hình thức kinh doanh – chị đang sử dụng pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Lời giải:

Y vận chuyển, buôn bán ma túy là làm điều mà pháp luật cấm. Như vậy, Y đã không tuân thủ pháp luật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Lời giải:

Đồng chí cảnh sát giao thông là công chức nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào Luật An toàn giao thông đường bộ để ra quyết định xử phạt nhằm chấm dứt việc vi phạm pháp luật của X – đồng chí đã áp dụng pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không

A. Thiên vị.

B. Phân biệt đối xử.

C. Phân biệt vị trí.

D. Khác biệt.

Lời giải:

Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?

A. Quan trọng.

B. Cần thiết.

C. Tất yếu.

D. Cơ bản.

Lời giải:

Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15:  Mỗi lần con ốm, hai vợ chồng anh Y luôn thay nhau thức đêm để chăm con. Vợ chồng anh Y đã thể hiện bình đẳng trong quan hệ

A. Với con.

B. Tài sản.

C. Tình cảm.

D. Nhân thân.

Lời giải:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16:  Do ham mê cờ bạc, anh Z đã mang sổ đỏ của gia đình đi cầm để lấy tiền cá độ bóng đá mà vợ anh Z không hề hay biết. Anh Z đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?

A. Kinh tế.

B. Nhân thân.

C. Tài sản.

D. Tiền bạc

Lời giải: 

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, việc sử dụng tài sản chung cần phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17:  Trường hợp nào sau đây thể hiện sự không bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái?

A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.

B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.

C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.

D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.

Lời giải: 

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con nên con trai và con gái đều có quyền thừa kế tài sản ngang nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhà chồng nhưng chị G không đồng ý. Bố mẹ anh D là ông bà S rất không hài lòng, muốn G nghỉ việc ở nhà để chăm lo cho gia đình. Hơn thế nữa, anh D lại tự ý bán chiếc xe máy riêng của chị G vốn đã có từ trước khi kết hôn khiến chị G vô cùng chán nản. Thương con gái bị gia đình nhà chồng đối xử tệ bạc, bố mẹ chị G đã đến chửi rủa anh D, nhờ chị Y đăng bài nói xấu để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Trong tình huống này, ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Anh D, chị G.

B. Anh D và chị Y.

C. Ông bà S.

D. Anh D.

Lời giải: 

Anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhà chồng, trái với nội dung “vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau” à vi phạm quan hệ nhân thân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Do nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giao kết hợp đồng lao động.

B. Xác lập quy trình quản lí.

C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

D. Áp dụng chế độ ưu tiên.

Lời giải: 

Sau khi kí kết hợp đồng lao động, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc X đã tự ý thay đổi thỏa thuận, vi phạm giao kết hợp đồng lao động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20:   Chị T nộp hồ sơ xin việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy trong hợp đồng không có điều khoản quy định về tiền lương nên đề nghị bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Trực tiếp.

B. Bình đẳng.

 C. Tự do.

D. Tự nguyện.

Lời giải: 

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Công ty M quyết định sa thải và yêu cầu anh Y phải nộp bồi hường vì anh Y tự ý nghỉ việc để đi làm cho công ty khác trả lương cao hơn khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty M không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Giao kết hợp đồng lao động.

B. Thực hiện quyền lao động.

C. Tổ chức lao động.

D. Tìm kiếm việc làm.

Lời giải: 

Sau khi kí kết hợp đồng lao động, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Anh Y tự ý nghỉ việc khi chưa hết hạn hợp đồng là vi phạm giao kết hợp đồng lao động, công ty M có quyền phạt theo đúng quy định trong hợp đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các

A. Dân tộc.

B. Công dân.

C. Vùng miền.

D. Giới tính.

Lời giải:

Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là để tất cả mọi người dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập, thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?

A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

Lời giải: 

Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhằm tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?

A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.

B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.

C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.

D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hóa, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25:  Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.

D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.

Lời giải:

Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, văn hóa nào mà không ai có quyền ngăn cấm, cản trở.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26:  Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học.

B. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

D. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.

Lời giải: 

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai có quyền cưỡng bức, cản trở. Hoạt động tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 16/11/2021