logo

Trắc nghiệm GDCD 12 học kì 1 (Phần 3)

Câu 1: Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ …….. với nhau.

A. Gắn bó.

B. Chặt chẽ.

C. Khăng khít.

D. Thân thiết.

Lời giải:

Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Pháp luật là một ……………. để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

A. Phương tiện cơ bản.

B. Phương tiện đặc trưng.

C. Phương tiện phù hợp.

D. Phương tiện đặc thù.

Lời giải:

Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là:

A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.

B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.

C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.

Lời giải:

Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lí công dân.

B. Bảo vệ công dân.

C. Quản lí xã hội.

D. Bảo vệ xã hội.

Lời giải:

Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội

A. Hiệu quả nhất.

B. Hữu hiệu nhất.

C. Đơn giản nhất.

D. Phù hợp nhất.

Lời giải:

Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Lời giải:

Có bốn loại trách nhiệm pháp lí gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Lời giải:

Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

A. Tội nghiêm trọng.

B. Tội rất nghiêm trọng.

C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Mọi tội phạm.

Lời giải:

Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?

A. Giáo dục.

B. Thuyết phục.

C. Cưỡng chế.

D. Răn đe.

Lời giải:

Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ sở hữu và quan hệ hợp đồng.

D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

Lời giải:

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của ai?

A. Cha mẹ.

B. Ông bà.

C. Người nuôi dưỡng.

D. Người đại diện.

Lời giải:

Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm

A. Quy tắc quản lí hành chính.

B. Kỉ luật lao động.

C. Quy tắc quản lí nhà nước.

D. Kỉ luật của tổ chức.

Lời giải:

Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?

A. Khăng khít.

B. Chặt chẽ.

C. Không tách rời.

D. Tách rời.

Lời giải:

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Bình đẳng trước pháp luật.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Lời giải:

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15:  Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với những người lao động

A. Có bằng tốt nghiệp đại học.

B. Có thâm niên công tác trong nghề.

C. Có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

D. Có hiểu biết và lòng yêu nghề.

Lời giải: 

Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16:  Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.

C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.

D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.

Lời giải:

Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?

A. Cung – cầu.

B. Cạnh tranh.

C. Kinh tế.

D. Sản xuất.

Lời giải: 

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18:  Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Nộp thuế.

B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.

D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.

Lời giải: 

Bình đẳng về nghĩa vụ: kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; đảm bảo quyền, lợi ích hợp phá của người lao động theo luật lao động, tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; cảnh quan, di tích lịch sử, …

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19:  Theo quy định về quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép

A. Thành lập doanh nghiệp tư nhân.

B. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng.

C. Thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.

D. Tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.

Lời giải: 

Mỗi công dân đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20:  Nội dung nào dưới đây biểu hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.

C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.

Lời giải: 

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Anh X là người ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Trong trường hợp này, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. Gia đình.

B. Nhân thân.

C. Tình cảm.

D. Tài sản.

Lời giải: 

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về việc lựa chọn nơi cư trú, tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

B. Cá tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.

C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.

D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. Đảng quản lí.

B. Pháp luật bảo hộ.

C. Các tổ chức tôn giáo giữ bí mật.

D. Quân đội nhân dân giữ gìn.

Lời giải: 

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24:  Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

B. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước.

C. Kích động tín đồ chống phá Nhà nước.

D. Sống tốt đời, đẹp đạo.

Lời giải: 

Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của

A. Pháp luật.

B. Giáo hội.

C. Đạo đức.

D. Tín ngưỡng.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.

B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.

Lời giải: 

Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

Đáp án cần chọn là: D

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 16/11/2021