logo

Trắc nghiệm GDCD 12 học kì 1 (Phần 1)

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của

A. Pháp luật.

B. Quy chế.

C. Quy định.

D. Pháp lệnh.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

A. Công dân.

B. Xã hội.

C. Tổ chức.

D. Nhà nước.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

A. Ý chí của Nhà nước.

B. Quyền lực Nhà nước.

C. Ý thức tự giác của công dân.

D. Dư luận xã hội.

Lời giải:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính thuyết phục.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Lời giải: 

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B và C.

Lời giải: 

Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Lời giải:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?

A. Đúng đắn.

B. Phù hợp.

C. Gắn liền.

D. Chuẩn mực.

Lời giải:

Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Lời giải:

Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm bốn hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật:

A. Quy định phải làm.

B. Cho phép làm.

C. Quy định cấm làm.

D. Không cho phép làm.

Lời giải:

Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Tuân thủ pháp luật là các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công bằng trước pháp luật.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Công dân trước pháp luật.

D. Trách nhiệm trước pháp luật.

Lời giải:

Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Tất cả mọi công dân.

B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

C. Nhà nước và công dân.

D. Nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

C. Bình đẳng trong kinh doanh.

D. Bình đẳng trong lao động.

Lời giải:

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.

D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Lời giải:

Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm: Bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giữa cha mẹ và con, bình đẳng giữa ông bà và cháu, bình đẳng giữa anh, chị, em.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong

A. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

Lời giải:

Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Vợ, chồng bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong

A. Quan hệ tài sản.

B. Quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ lao động.

D. Quan hệ huyết thống.

Lời giải:

Trong quan hệ nhân thân, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc con cái, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền

A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.

D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.

Lời giải:

Trong quan hệ tài sản, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20:  Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Không phân biệt đối xử giữa các con.

B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.

C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.

Lời giải:

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, là mối quan hệ

A. Một chiều.

B. Hai chiều.

C. Phụ thuộc.

D. Ràng buộc.

Lời giải:

Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối quan hệ hai chiều: Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục,… các cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các giai cấp.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của cong người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về

A. Trình độ phát triển.

B. Vai trò chính trị.

C. Trình độ văn hóa.

D. Phát triển kinh tế.

Lời giải: 

Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc; là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25:  Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về

a. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp

Đáp án cần chọn là: B

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 16/11/2021