logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

icon_facebook

Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025


Phần 1. Trắc nghiệm Đúng Sai

Câu 1. Cho mô hình chuyển động của electron trong nguyên tử dưới đây:

A. Mô hình nguyên tử trên cho rằng các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và xác suất tìm thấy electron không giống nhau, tạo thành đám mây electron. 

B. Mô hình nguyên tử trên được gọi là mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr.

C. Mô hình nguyên tử trên cho rằng các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.

D. Mô hình nguyên tử trên nói về hình dạng và sự định hướng trong không gian của các orbital.

B. đúng

C. đúng

Câu 2. Cho 3 ion: Na+, Mg2+, F-.

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. 

B. 3 ion trên có số hạt neutron khác nhau.

C. 3 ion trên có số hạt electron bằng nhau.

D. 3 ion trên có số hạt proton bằng nhau.

A. đúng

B. đúng 

C. đúng

Câu 3. Khi nói về lớp và phân lớp electron:

A. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. 

B. Số electron tối đa trong phân lớp d là 10.

C. Electron thuộc lớp K liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân.

D. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến lớp n = 4.

B. đúng

C. đúng

Câu 4. Khi nói về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử:

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. 

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp N.

D. Electron lần lượt chiếm các mức năng lượng theo thứ tự từ thấp đến cao: 1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 3d < 4s.

A. đúng

B. đúng

Câu 5. Khi nói về đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.  

B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

C. Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng thường là phi kim.

D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

C. đúng

D. đúng

Câu 6. Cho các nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Cr (Z = 24), Mn (Z = 25), Fe (Z = 26), Co (Z = 27), Ni (Z = 28) và Cu (Z = 29).

A. Cấu hình electron nguyên tử của Cu (cho Z = 29) là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1

B. Cấu hình electron nguyên tử 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 là của nguyên tử nguyên tố NA.

C. Cấu hình electron nguyên tử của Cr là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2.

D. Cấu hình electron nguyên tử 1s2 2s2 2p6 3s2 3d5 4s2 là của nguyên tử nguyên tố Fe.

A. đúng

Câu 7. Ion M+ có cấu hình electron là 1s2 2s1.

A. Ion M+ có cùng cấu hình electron với ion Mg2+

B. Ở trạng thái cơ bản, M có 1 electron độc thân.

C. Hạt nhân nguyên tử M có số proton là 11.

D. M là nguyên tố phi kim.

B. đúng

Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X và Y lần lượt là:

A. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y bằng 8. 

B. X là nguyên tố phi kim.

C. Nitrogen (Z = 7) có cùng số electron lớp ngoài cùng với X.

D. Y là nguyên tố khí hiếm.

A. đúng

B. đúng

Câu 9. Khi nói về cấu hình electron theo ô orbital:

A. Cấu hình electron nguyên tử boron theo ô orbital là

↑↓  ↑  ↑ ↑ 

B. Cấu hình electron nguyên tử aluminium theo ô orbital là

↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑↓ ↑↓  ↑↓  ↑ ↑ ↑

C. Cấu hình electron nguyên tử sulfur theo ô orbital là

↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑↓ ↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑ ↑

D. Cấu hình electron nguyên tử calcium theo ô orbital là

↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑↓ ↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑↓ ↑↓  ↑

B. đúng

C. đúng

Câu 10. Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

A. Cấu hình electron nguyên tử của R là   

B. Số proton của R bằng 16

C. R là một nguyên tố phi kim

D. Phân lớp ngoài cùng của R là phân lớp nửa bão hòa

A. đúng

C. đúng

D. đúng


Phần 2. Câu hỏi Trả lời ngắn

Câu 1. “Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng ……………%.”. Điền số thích hợp vào dấu “…” để có được khái niệm hoàn chỉnh về orbital nguyên tử.

Đáp án: 90

Câu 2. Cho chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử chlorine. 

Đáp án: 3

Cấu hình electron nguyên tử của chlorine là 1s22s22p63s23p5

Vậy R có 3 lớp electron

Câu 3. Cho silicon có Z = 14. Hãy cho biết số electron độc thân của silicon ở trạng thái cơ bản.

Đáp án: 2

↑↓  ↑↓  ↑↓ ↑↓ ↑↓  ↑↓  ↑ ↑ 

Vậy silicon có 2 electron độc thân

Câu 4. Cho nguyên tố X có 2 lớp electron và lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X.

Đáp án: 8

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p4

Vậy X có số p = số e = 8 nên số hiệu nguyên tử của X là 8

Câu 5. Cho: carbon (Z = 6), beryllium (Z = 4), argon (Z = 18), helium (Z = 2). Nguyên tố nào là nguyên tố phi kim?

Đáp án: Carbon

Cấu hình electron nguyên tử của carbon là 1s22s22p2

➞ carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng và ở chu kì nhỏ nên carbon là phi kim

Cấu hình electron nguyên tử của beryllium là 1s22s2

➞ beryllium có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên beryllium là kim loại

Cấu hình electron nguyên tử của argon là 1s22s22p63s23p6

➞ argon có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên argon là khí hiếm

Cấu hình electron nguyên tử của helium là 1s2

➞ helium có 2 electron ở lớp ngoài cùng và helium là trường hợp ngoại lệ nên helium là khí hiếm

Câu 6. Nguyên tử X có Z = 26. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của X.

Đáp án: 1s22s22p63s23p63d64s2.

Cấu hình electron nguyên tử của X (Z = 26) là 1s22s22p63s23p63d64s2

Câu 7. Nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Số electron thuộc lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là bao nhiêu

Đáp án: 8

Cấu hình electron nguyên tử của S (Z = 16) là 1s22s22p63s23p4

➞ Lớp L có n = 2 (lớp thứ 2). Vậy lớp thứ 2 có 8 electron.

Câu 8. Cho biết ion Y2- có số electron ở lớp vỏ là 18. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của Y.

Đáp án: 1s22s22p63s23p4.

ion Y2- có số electron ở lớp vỏ là 18

➞ Y có số electron là 16 

➞ Số hiệu nguyên tử của Y là 16

➞ Cấu hình electron nguyên tử của Y (Z = 16) là 1s22s22p63s23p4

Câu 9. Lithium là một nguyên tố có nhiều công dụng, được sử dụng trong chế tạo máy bay và trong một số loại pin nhất định. Pin Lithium-Ion (pin Li-Ion) đang ngày càng phổ biến, nỗ cung cấp năng lượng cho cuộc sống của hàng triệu người mỗi ngày thông qua các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động, xe Hybrid, xe điện,... nhờ trọng lượng nhẹ, cùng cấp năng lượng cao và khả năng sạc lại. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của Li là 1s2 2s1, hãy dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của lithium.

Đáp án: Kim loại

Cấu hình electron nguyên tử của Li là 1s22s1 ➞ Li có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên Li là kim loại

Câu 10. Nguyên tử X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1. Số proton của X là bao nhiêu?

Đáp án: 19

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p64s1

➞ X có số proton = số electron = 19

icon-date
Xuất bản : 19/11/2024 - Cập nhật : 19/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads