logo

Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa

icon_facebook

Chào mừng các em đến với Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa ở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trắc nghiệm, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa nhé!


Dạng 1: Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 13 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Đọc thông tin sau và chọn câu đúng.

Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất trời Nam” bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên và các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Câu chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

A. Với việc làm mới, Chùa Đậu làm mất đi vẻ cổ kính và không giữ được lịch sử hàng nghìn năm.
B. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.
C. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền bảo vệ di sản văn hóa.
D. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiện tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Câu 2: Nhận định đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

A. Cá nhân phát hiện di sản văn hoá thì có quyền sở hữu đối với di sản văn hoá đó.
B. Tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.
C. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá là thực hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.
D. Tham gia giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường là tài nguyên thiên nhiên là quyền của công dân.

Câu 3: Hành vi sau đây tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá? 

A. Anh A buôn bán có vật nhằm thu lợi bất chính.
B. Ông K phát hiện các di vật trong đình làng bị mất nhưng không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.
C. Anh V, nhân viên khu di tích, không hỗ trợ giới thiệu về khu di tích cho khách tham quan. viên khu di tích không hỗ trợ giới thiệu
D. Công dân có quyền tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Câu 4: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” được khẳng định ở 

A. Điều 43 Hiến pháp năm 2013.
B. Điều 41 Hiến pháp năm 2013.
C. Điều 40 Hiến pháp năm 2013.
D. Điều 42 Hiến pháp năm 2013.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.
C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.
D. Sử hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

Câu 6: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hóa.
B. Bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tái tạo di sản văn hóa.
D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 7: Pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tham quan các di sản văn hóa.
B. Biểu diễn các loại hình nghệ thuật.
C. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
D. Giao nộp cổ vật do mình tìm được.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là đúng về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Nộp thuế bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
B. Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đến môi trường.
D. Không cần thu gom các chất thải vì đã có nhân viên vệ sinh môi trường.

Câu 9: Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền nào sau đây?

A. Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Sống trong môi trường trong lành.
C. Đóng góp nghĩa vụ tài chính.
D. Tố cáo các hành vi vi phạm.

Câu 10: Đâu không phải là quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.
B. Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
C. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
D. Chưa được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

Câu 11: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Chấp hành các quy đinh của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
B. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.
C. Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.
D. Thông báo địa điểm phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.
B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.
C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.
D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của toàn dân.
B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền và lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ hàng đầu của công dân.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Câu 14: Đâu không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. Tôn trọng các quyền trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người khác.
C. Được sông trong môi trường trong lành không bị ô nhiễm.
D. Chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm pháp lí khác theo quy định của pháp luật nếu gây sự cố môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 15: Để bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây của công dân bị nghiêm cấm?

A. Bồi thường thiệt hại theo quy định.
B. Trồng cây phủ xanh đất trồng.
C. Xử lí rác thải nơi tập kết.
D. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ.

Câu 16: Công dân tích cực tham gia các hoạt động như Giờ Trái Đất, dọn dẹp vệ sinh đường phố, tố cáo các hành vi vi xâm phạm đến môi trường là thực hiện

A. quyền của công dân trong bảo vệ môi trường.
B. nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.
D. trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.
B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.
C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.
D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 18: Khi thực hiện về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân cần làm gì?

A. Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. Sản xuất mọi loại hàng hóa không cần tính đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C. Đảm bảo tiếng ồn trong phạm vi cho phép theo quy định của pháp luật.
D. Vận chuyển và phân loại rác thải ở nơi tập kết.

Câu 19: Hành vi sau đây tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Bà Y thường súc rửa bình phun ở sông sau khi phun thuốc trừ sâu.
B. Chị G kinh doanh quán ăn nhưng không thực hiện phân loại rác thải trước khi đưa đến nơi tập kết.
C. Anh T nhập khẩu vào Việt Nam các vỏ nhựa của thiết bị điện tử đã qua sử dụng.
D. Vợ chồng ông P tích cực tham gia vệ sinh đường làm ngõ xóm hàng tháng

Câu 20: Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa?

A. Ông H phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.
B. Chị M mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Ca trù cho trẻ em.
C. Anh N giới thiệu di sản văn hóa của quê hương trên mạng xã hội.
D. Bạn S tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu du lịch.


Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai KTPL 12 Bài 13

Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau:

Các di sản văn hoá đã được đặt dưới sự bảo hộ của Luật Di sản văn hoá và các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia. Trong số gần 4 triệu hiện vật đang lưu giữ trong các bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập và các bộ, tập tư nhân có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Từ năm 2015 – 2022, đã có 131 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 1 507 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Luật Di sản văn hoá cho phép tư nhân chủ sở hữu sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập, tư nhân hiến tặng cổ vật cho các bảo tàng công lập. Nhà nước đã đầu tư những khoản ngân sách khá lớn cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. Ngoài ra, phải kể tới hàng nghìn tỉ đồng được huy động từ sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng cư dân các địa phương cũng như vốn hỗ trợ từ UNESCO.

a) Quyên của công dân về bảo vệ di sản văn hoá thể hiện ở việc 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. 

Sai: Việc công nhận bảo vật quốc gia là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải là quyền trực tiếp của công dân. Quyền của công dân thể hiện ở việc họ có thể tiếp cận, nghiên cứu và bảo vệ các di sản văn hóa. 

b) Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và danh hiệu Nghệ nhân ưu từ năm ngoài lĩnh vực về bảo vệ di sản văn hoá. 

Sai: Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú là một phần trong việc ghi nhận và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc vinh danh những cá nhân có đóng góp lớn trong việc gìn giữ và truyền bá văn hóa dân gian.

c) Pháp luật cho phép tư nhân sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập là để tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá. 

Đúng: Việc này giúp mở rộng phạm vi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và tìm hiểu về các giá trị văn hóa.

d) Pháp luật quy định cộng đồng cư dân các địa phương có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. 

Sai: Pháp luật không quy định cư dân phải có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp tài chính cho việc bảo tồn di sản văn hóa. Việc đóng góp là tự nguyện và không bắt buộc.

Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau:

Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất. trời Nam" bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho răng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên vì các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Cả chuyện của Chùa Đậu được làm mới vôn không mới, nhưng lại xảy ra thưởng xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

a) Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn được lịch sử hàng nghìn năm. 

Sai: Việc làm mới khiến Chùa Đậu mất đi giá trị lịch sử và tính nguyên gốc của công trình, không chỉ mất đi vẻ cổ kính mà còn ảnh hưởng đến giá trị văn hóa và lịch sử của di tích.

b) Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá bằng cách tranh cãi về việc nên không nên làm mới các di tích lịch sử. 

Sai: Tranh cãi không phải là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa. Công dân nên thông báo và hợp tác với cơ quan chức năng để có biện pháp phù hợp bảo vệ di tích. 

c) Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền về bảo vệ di sản văn hoá. 

Đúng: Việc làm mới và xây thêm hạng mục mà không tuân thủ quy định bảo vệ di sản văn hóa cho thấy sự thiếu trách nhiệm và lạm dụng quyền về bảo vệ di sản văn hóa.

d) Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiện tượng này ở hầu hết các địa phương khác. 

Đúng: Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sẽ tạo tiền lệ và răn đe, ngăn chặn tình trạng tương tự ở các địa phương khác.

Câu 3: Đọc đoạn thông tin sau:

Tổ liên ngành an ninh của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trong quá trình tuần tra đã phát hiện một nhóm học sinh leo qua gác chăn đi vào khu vực kì đài nên đã đề nghị nhóm học sinh ra khỏi khu vực di tích. Sau đó, phát hiện một số bóng đèn LED chiếu sáng tại đây đã bị đập vỡ, mảnh kính từ bóng đèn năm vương vãi trên mặt nền di tích. Thông qua hệ thống giám sát của trung tâm, lực lượng bảo vệ xác định đây là hành vi phá hoại tài sản của nhóm học sinh kể trên.

a) Cố đô Huế là di sản văn hóa được nhà nước bảo vệ.

 Đúng đây là công trình văn hóa được bảo vệ theo Luật di sản văn hóa

b) Việc phá hoại các bóng đèn LED của khu di tích không năm trong giá trị bảo tồn của di tích Cố đô Huế.

Sai, các công trình phụ trợ trong di sản cũng chính là một phần của di sản văn hóa.

c) Các thanh niên trong thông tin trên thực hiện chưa đúng trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa. 

Sai, ở đây các thanh niên chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, mọi công dân có trách nhiệm bảo vệ di sản

d) Các học sinh trong thông tin trên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình. 

Đúng hành vi này có thể bị xử phạt hành chính ngoài ra còn có thể bị nhà trường xử lý về nội quy nếu các thanh niên này đang đi học, đồng thời phải khắc phục thiệt hại do mình gây ra.

Câu 4: Đọc đoạn thông tin sau:

Ngôi đền cổ ở xã X của bạn H bị các đối tượng xấu đột nhập trộm một lượng lớn cổ vật có giá trị. Các lực lượng chức năng và người dân địa phương nhiều lần tìm kiếm nhưng chưa bắt được thủ phạm và chưa thu hồi được các cổ vật. Một lần sang nhà bạn thân chơi, H vô tình bắt gặp anh trai bạn thân đang ngồi đóng gói một số đồ vật có hình dạng giống các cổ vật đã bị đánh cắp ở ngôi đền nên này sinh nghi ngờ. Sau đó H viết thư tố cáo gửi tới cơ quan chức năng để xem xét. Tuy nhiên vì do sợ bị trả thù nên H đã không trình bày cụ thể tên tuổi và địa chỉ người tố cáo nên đơn tố cáo của H không được xem xét giải quyết.

a) Bạn H vừa chưa thực hiện đúng quyền vừa chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. 

Đúng ở đây bạn H thực hiện chưa đúng quyền tố cáo hành vi vi phạm về bảo vệ di sản, chưa thực hiện đúng trách nhiệm bảo vệ di sản ở đây là không dám đứng lên tố cáo.

b) Người dân và lực lượng chức năng chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa theo quy định. 

Đúng, ở đây di sản văn hóa là sản phẩm của cả cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ, việc để mất cắp là thể hiện việc chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân.

c) Việc cơ quan chức năng không xem xét đơn của H là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản. 

Sai, vì đơn của H không ghi cụ thể tên người tố cáo nên cơ quan chức năng không xem xét giải quyết là phù hợp với quy định của pháp luật.

d) Bạn H nên trực tiếp chia sẻ với người có thẩm quyền để có biện pháp xử lý phù hợp. 

Đúng, thông qua việc chia sẻ này sẽ giúp các cơ quan chức năng có hướng giải quyết phù hợp.

Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau:

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá, anh K đã dày công tìm hiểu và số hoá các di sản văn hoá Việt Nam. Dự án của anh K đã góp phần giúp cho công chúng có thể tiếp cận dễ dàng với các di sản bằng việc trải nghiệm qua mô hình 2D và 3D qua đó cũng góp phần giúp anh K có được một phần thu nhập từ việc quảng bá các di sản này. Nhờ đó, giúp mọi người hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di sản văn hoá của Việt Nam.

a) Việc tìm hiểu các di sản văn hóa Việt Nam của anh K là phù hợp với quyền của công dân trong việc tiếp cận di sản văn hóa. 

Đúng, mọi công dân có quyền tìm hiểu và hưởng thụ các giá trị của di sản. 

b) Quá trình số hóa các di sản văn hóa Việt Nam để mọi người có thể tiếp cận của anh K phù hợp với trách nhiệm của công dân trong bảo vệ di sản. 

Sai đây là quyền của mỗi công dân trong việc góp phần bảo vệ di tích.

c) Hoạt động thu phí từ việc quảng bá di sản của anh K là vi phạm Luật di sản văn hóa. 

Sai đây là hình thức quảng bá không vi phạm pháp luật nên anh K có thể thu phí nếu thấy phù hợp.

d) Bản quyền số hóa các di sản văn hóa này thuộc quyền sở hữu của anh K. 

Đúng, anh K là tác giả của các sản phẩm này nên anh là chủ sở hữu hợp pháp đối với các sản phẩm này.

Câu 6: Đọc đoạn thông tin sau:

Ngôi đền ở xã X từ lâu đã tồn tại các lễ hội, phong tục tốt đẹp được pháp luật bảo vệ. Ông P, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đã đề xuất trùng tu lại ngôi đền để đảm bảo an toàn về mặt kiến trúc và bảo vệ các giá trị văn hoá. Biết được thông tin này, anh Y đã giả danh là một công ty xây dựng để nhận thầu thi công. Phát hiện thấy trong đền có nhiều cổ vật nên anh Y có ý định lấy trộm. Anh Y dùng tiền, quà tặng để hối lộ ông P và đã thành công lấy được một số cổ vật. Người dân xã X phát hiện sự việc nên đã ngay lập tức trình báo vụ việc cho cơ quan chức năng.

a) Ông P đề xuất trùng tu lại ngôi đền thể hiện ông là người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ về bảo tồn di sản văn hoá. 

Đúng điều thể hiện trách nhiệm của công dân trong tham gia bảo vệ các di sản văn hóaα

b) Hành vì nhận hối lộ của ông P và dung túng cho anh Y phạm tội là không vi phạm quy định của pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. 

Sai, hành vi này đã vi phạm các quy định của pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá, gián tiếp ảnh hưởng đến việc bảo vệ các di sản văn hóa khiến các di sản bị mất mất

c) Người dân xã X đã sử dụng quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá để tố cáo vụ việc của anh Y cho cơ quan có thẩm quyền. 

Đúng mọi công dân nếu phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ di sản văn hóa đều có quyền tổ cáo tới cơ quan chức năng.

d) Anh Y đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về hưởng thụ các di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. 

Sai, hành vi của anh Y ở đây là xâm phạm đến giá trị các di sản văn hóa.

icon-date
Xuất bản : 14/11/2024 - Cập nhật : 14/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads