logo

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 9 có đáp án

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 9. Thiết kế mạch điện tử đơn giản

Câu 1: Tại sao trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu cầu?

A. Độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100 Hz, dễ lọc.

B. Điôt không cần phải có điện áp ngược gấp đôi biên độ điện áp làm việc.

C. Biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 2: Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế mạch điện tử đơn giản là:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa

D. Hoạt động ổn định và chính xác

Đáp án: A

Câu 3: Khi thiết kế mạch nguyên lí, phải:

A. Tìm hiểu yêu cầu mạch thiết kế.

B. Đưa ra phương án

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 4: Nguyên tắc thứ hai trong thiết kế mạch điện tử đơn giản là:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa

D. Hoạt động ổn định và chính xác

Đáp án: B

Câu 5: Trong công thức tính điện áp ra của biến áp khi không tải, ∆UĐ là kí hiệu của độ sụt áp trên mấy điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 6: Thiết kế mạch điện tử được tiến hành theo mấy bước:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 7: Nguyên tắc “linh kiện có sẵn trên thị trường” là nguyên tắc thứ mấy trong thiết kế mạch điện tử?

A. 3                                                                     

B. 5

C. 2                                                                     

D. 4

Đáp án: B 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng: Các bước của thiết kế gồm:

A. Thiết kế mạch nguyên lí

B. Thiết kế mạch lắp ráp

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Đáp án: C

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 9 có đáp án

Câu 9: Mạch lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc:

A. Linh kiện bố trí khoa học và hợp lí.

B. Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện theo sơ đồ nguyên lí.

C. Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 10: Thiết kế mạch điện tử có bước nào sau đây?

A. Thiết kế mạch nguyên lí

B. Thiết kế mạch lắp ráp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 11: Trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu:

A. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt.

B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt.

C. Mạch chỉnh lưu cầu.

D. Mạch chỉnh lưu bất kì.

Đáp án: C

Câu 12: Bước 1 của thiết kế mạch nguyên lí là gì?

A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế

B. Đưa ra một số phương án để thực hiện

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Tính toán, lựa chọn linh kiện hợp lí

Đáp án: A

Câu 13: Bước 2 của thiết kế mạch nguyên lí là gì?

A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế

B. Đưa ra một số phương án để thực hiện

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Tính toán, lựa chọn linh kiện hợp lí

Đáp án: B

Câu 14: Bước 3 của thiết kế mạch nguyên lí là gì?

A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế

B. Đưa ra một số phương án để thực hiện

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Tính toán, lựa chọn linh kiện hợp lí

Đáp án: C

Câu 15: Bước 4 của thiết kế mạch nguyên lí là gì?

A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế

B. Đưa ra một số phương án để thực hiện

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Tính toán, lựa chọn linh kiện hợp lí

Đáp án: D

Câu 16: Thiết kế mạch điện tử đơn giản thực hiện theo mấy nguyên tắc:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Câu 17: Yếu tố nào sau đây thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 18: Có bao nhiêu cách chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều?

A. Một cách.       

B. Hai cách.

C. Ba cách.    

D. Bốn cách.

Đáp án: C

Câu 19: Khi chọn phương án thiết kế mạch hợp lí nhất thì có lợi gì?

A. Mạch điện tử đơn giản

B. Chất lượng mạch điện cao

C. Dễ thực hiện.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20: Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Hoạt động ổn định và chính xác.

B. Linh kiện có sẵn trên thị trường.

C. Mạch thiết kế phức tạp.

D. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

Đáp án: C. 

Câu 21: Tại sao trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu cầu?

A. Độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100 Hz, dễ lọc.

B. Điôt không cần phải có điện áp ngược gấp đôi biên độ điện áp làm việc.

C. Biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 22: Mạch lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc:

A. Linh kiện bố trí khoa học và hợp lí.

B. Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện theo sơ đồ nguyên lí.

C. Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

icon-date
Xuất bản : 01/12/2021 - Cập nhật : 02/12/2022