logo

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21 (có đáp án): Ôn tập chương 1 - Đề số 1

Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21 (có đáp án): Ôn tập chương 1 chọn lọc, hay nhất. Tuyển tập loạt Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 có đáp án được giải thích chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.


Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21

Câu 1: Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

  1. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch

  2. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

  3. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu

  4. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt

Câu 2: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

  1. Sản xuất lương thực tăng liên tục

  2. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

  3. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp

  4. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Câu 3: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

  1. Sản xuất lương thực tăng liên tục

  2. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

  3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

  4. Tất cả các ý trên

Câu 4: Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế?

  1. Trên 50%

  2. 30%

  3. 80%

  4. 20%

Câu 5: Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay?

  1. Năng suất và chất lượng còn thấp

  2. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

  3. Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô

  4. Tất cả các ý trên

Câu 6: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

  1. Cung cấp những thông tin về giống.

  2. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.

  3. Duy trì độ thuần chủng của giống.

  4. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Câu 7: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

  1. Khảo nghiệm giống cây trồng

  2. Sản xuất giống cây trồng

  3. Nhân giống cây trồng

  4. Xác định sức sống của hạt

Câu 8: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

  1. Sản xuất.

  2. Trồng, cấy.

  3. Phổ biến trong thực tế.

  4. Sản xuất đại trà.

Câu 9: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

  1. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

  2. Không được công nhận kịp thời giống.

  3. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

  4. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 10: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

  1. TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo.

  2. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.

  3. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống

  4. TN so sánh giống →TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 11: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

  1. Sản xuất hạt giống SNC

  2. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

  3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

  4. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà

Câu 12: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

  1. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

  2. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

  3. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng → hạt xác nhận

  4. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →hạt xác nhận

Câu 13: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

  1. Do hạt nguyên chủng tạo ra

  2. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

  3. Để nhân ra một số lượng hạt giống

  4. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Câu 14: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

  1. Cây chưa ra hoa

  2. Hoa đực chưa tung phấn.

  3. Hoa đực đã tung phấn

  4. Cây đã kết quả

Câu 15: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

  1. Phục tráng

  2. Tự thụ phấn

  3. Thụ phấn chéo

  4. Duy trì

Câu 16: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

  1. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

  2. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

  3. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

  4. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Câu 17: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là........của tế bào thực vật.

  1. Tính đa dạng.

  2. Tính ưu việt.

  3. Tính năng động.

  4. Tính toàn năng.

Câu 18: Tế bào phôi sinh là:

  1. Những tế bào đã được biệt hóa.

  2. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .

  3. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

  4. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 19: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

  1. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

  2. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

  3. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

  4. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Câu 20: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

  1. Lớp ion quyết định điện.

  2. Lớp ion bất động.

  3. Lớp ion khuếch tán.

  4. Nhân keo đất.

Câu 21: Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi?

  1. 50%.

  2. 60%.

  3. < 60%.

  4. 70%.

Câu 22: Tác dụng của biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

  1. Giảm độ chua của đất

  2. Tăng độ phì nhiêu

  3. Khử phèn

  4. Rửa mặn

Câu 23: Tác dụng của biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu?

  1. Tăng độ phì nhiêu cho đất

  2. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất

  3. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất

  4. Làm tầng đất mặt dày lên, tăng độ phì nhiêu cho đất

Câu 24: Quá trình hình thành S → FeS2→ H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện:

  1. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.

  2. Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí.

  3. Có xác sinh vật.

  4. Có chứa S.

Câu 25: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có:

  1. pH < 7.

  2. pH < 4.

  3. pH > 7.

  4. pH > 4.

Câu 26: Sau khi sử dụng phân hữu cơ cần chú ý điểm gì?

  1. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính.

  2. Phải bón vôi

  3. Phải ủ trước khi bón

  4. Ít nguyên tố khoáng

Câu 27: Phân hữu cơ có đặc điểm:

  1. Khó hoà tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

  2. Dễ hoà tan, có nhiều chất dinh dưỡng.

  3. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

  4. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp.

Câu 28: Loại phân nào dùng để bón lót là chính:

  1. Đạm.

  2. Phân chuồng.

  3. Phân NPK.

  4. Kali.

Câu 29: Phân có tác dụng cải tạo đất:

  1. Phân Hóa học.

  2. Phân hữu cơ, phân vi sinh.

  3. Phân vi sinh.

  4. Phân lân.

Câu 30: Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:

  1. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh.

  2. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải.

  3. Tiêu diệt mầm bệnh.

  4. Cây hấp thụ được.

Câu 31: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?

  1. Chuyển hóa lân hữu cơ → lân vô cơ

  2. Phân giải chất hữu cơ → chất khoáng đơn giản.

  3. Chuyển hóa lân khó tan → lân dễ tan

  4. Chuyển hóa N→ đạm

Câu 32: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần:

  1. Bón phân hữu cơ.

  2. Làm đất, tưới tiêu hợp lí.

  3. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí.

  4. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.

Câu 33: Thành phần chính của xác thực vật là:

  1. Lipit

  2. Prôtêin

  3. Photpho

  4. Xenlulô

Câu 34: Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là:

  1. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

  2. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do.

  3. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.

  4. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.

Câu 35: Phân vi sinh vật cố định đạm là:

  1. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

  2. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.

  3. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.

  4. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.

Câu 36: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

  1. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.

  2. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

  3. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.

  4. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Câu 37: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

  1. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.

  2. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.

  3. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.

  4. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Câu 38: Nguồn sâu bệnh hại:

  1. Sâu non.

  2. Trứng, bào tử.

  3. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.

  4. Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Câu 39: Bệnh hại cây trồng do:

  1. Nấm

  2. Vi khuẩn

  3. Vi rút

  4. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Câu 40: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Làm mất nơi cư trú.

  2. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.

  3. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.

  4. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Câu 41: Nguyên lí nào sau đây không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

  1. Sử dụng giống khỏe

  2. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây

  3. Thăm đồng thường xuyên

  4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 42: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

  1. Gieo trồng đúng thời vụ

  2. Sử dụng giống kháng bệnh

  3. Sử dụng thuốc hóa học

  4. Bắt bằng vợt

Câu 43: Biện pháp nào sau đây là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

  1. Gieo trồng đúng thời vụ

  2. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng

  3. Bón phân cân đối

  4. Dùng ong mắt đỏ

Câu 44: Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

  1. Sử dụng giống kháng bệnh

  2. Cắt cành bị bệnh

  3. Bón phân cân đối

  4. Dùng ong mắt đỏ

Câu 45: Biện pháp nào sau đây là biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

  1. Bón phân cân đối

  2. Dùng ong mắt đỏ

  3. Phun thuốc trừ sâu

  4. Bẫy mùi vị

Câu 46: Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?

  1. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh

  2. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm

  3. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường

  4. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học

Câu 47: Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:

  1. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

  2. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

  3. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người

  4. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

Câu 48: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?

  1. Thuốc có phổ độc rất rộng

  2. Thuốc đặc hiệu

  3. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

  4. Thuốc có thời gian cách li ngắn

Câu 49: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:

  1. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản

  2. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người

  3. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường

  4. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên

Câu 50: Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

  1. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh

  2. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch

  3. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài

  4. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại

Câu 51: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

  1. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng

  2. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc

  3. Phá vỡ cân bằng sinh thái

  4. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Câu 52: Nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật là:

  1. Sử dụng khi có dịch hại

  2. Sử dụng đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường

  3. Thuốc có phổ độc rộng để đạt hiệu quả cao

  4. Tất cả các ý trên

Câu 53: Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí?

  1. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng sâu – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

  2. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

  3. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

  4. Chuẩn bị môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm

Câu 54: Quy trình nào sau đây để sản xuất chế phẩm vi rút trừ sâu?

  1. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Pha chế chế phẩm - Đóng gói

  2. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

  3. Nuôi sâu hàng loạt - Pha chế chế phẩm – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu- sấy khô - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

  4. Nuôi sâu hàng loạt – Nhiễm bệnh vi rút cho sâu - Pha chế chế phẩm - Kiểm tra chất lượng - Đóng gói

Câu 55: Nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại cây trồng là:

  1. Nấm túi

  2. Nấm sợi

  3. Nấm men

  4. Nấm đảm

Câu 56: Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể prôtêin độc sâu bọ sẽ bị tê liệt và chết sau:

  1. 1 ngày

  2. 1 tuần

  3. Khoảng 5-6 ngày

  4. 2-4 ngày

Câu 57: Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?

  1. Dùng vi khuẩn gây nhiễm lên sâu để sản xuất thuốc trừ sâu

  2. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây bệnh cho sâu

  3. Là chế phẩm chứa các vi khuẩn gây độc cho sâu

  4. Nuôi sâu hàng loạt để cấy vi khuẩn

Câu 58: Chế phẩm Bt là gì?

  1. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu

  2. Chế phẩm nấm trừ sâu

  3. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

  4. Chế phẩm virus trừ sâu

Câu 59: Sâu bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào thì cơ thể sâu bị mềm nhũn rồi chết?

  1. Chế phẩm nấm trừ sâu

  2. Chế phẩm virus trừ sâu

  3. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu

  4. Tất cả các chế phẩm trên

Câu 60: Sâu bị nhiễm chế phẩm nấm phấn trắng thì cơ thể sẽ:

  1. Mềm nhũn rồi chết

  2. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bị rắc bột

  3. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết

  4. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết


Đáp án trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21

1B

2A

3C

4A

5D

6D

7A

8D

9C

10B

11D

12D

13D

14B

15D

16B

17D

18C

19A

20C

21D

22A

23B

24A

25B

26C

27C

28B

29B

30D

31B

32D

33D

34A

35B

36A

37A

38D

39D

40D

41B

42A

43B

44D

45C

46C

47C

48A

49B

50B

51D

52D

53C

54B

55A

56D

57C

58C

59B

60D

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021