logo

Trắc nghiệm bài thơ Đồng chí


Đề 1: Trắc nghiệm bài thơ Đồng chí - Đề số 1

Câu 1: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?

   A. Nhân hóa và hoán dụ

   B. Nhân hóa và ẩn dụ

   C. Ẩn dụ và hoán dụ

   D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả

Giải thích: Nhân hóa: giếng nước “nhớ”, hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể (giếng nước, gốc đa để nói về quê hương)

Câu 2: Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?

   A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ

   B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

   C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước

   D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu

Câu 3: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

   A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta

   B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta

   C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta

   D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính

Câu 4: Nhận định nào đúng nhất nội dung chính của các câu thơ sau?

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

   A. Nỗi nhớ và sự hồi tưởng của người lính về quê hương

   B. Nỗi nhớ của quê hương đối với những người ra lính

   C. Sự khó khăn vất vả của gia đình những người lính

   D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?

   A. Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau

   B. Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau

   C. Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau

   D. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu

Câu 6: Từ “mặc kệ” có nghĩa là gì?

   A. Biểu thị quan hệ trái ngược điều kiện và sự việc xảy ra

   B. Điều vừa được nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xếp xảy ra

   C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào.

   D. Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy

Trắc nghiệm bài thơ Đồng chí hay nhất

Câu 7: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

   A. 1947 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

   B. 1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

   C. 1949 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

   D. 1950 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

Câu 8: Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần?

   A. Gồm 3 phần

   B. Gồm 4 phần

   C. Gồm 5 phần

   D. Gồm 6 phần

Giải thích: Bài thơ Đồng chí gồm 3 phần: Cơ sở hình thành tình đồng chí, biểu hiện của tình đồng chí, Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí

Câu 9: Cơ sở hình thành tình đồng chí?

   A. Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê

   B. Những người có chung lý tưởng, chí hướng

   C. Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó

   D. Cả ba đáp án trên

Câu 10: Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?

   A. Câu đặc biệt

   B. Câu rút gọn

   C. Câu đơn

   D. Câu ghép

Câu 11: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

   A. Tự sự và nghị luận

   B. Nghị luận và miêu tả

   C. Miêu tả và tự sự

   D. Thuyết minh và tự sự

Câu 12: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?

   A. Tả thực

   B. Biểu tượng

   C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng

   D. Cả A, B, C đều sai


Đề 2: Trắc nghiệm bài thơ Đồng chí - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ đồng chí của Chính Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

B. Viết đầu năm 1947, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

C. Viết đầu năm 1949, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

D. Viết đầu năm 1946, trước khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).

Câu 2. Người lính của nhà thơ Chính Hữu đã tham gia cuộc kháng chiến nào của dân tộc Việt Nam ?

A. Kháng chiến chống Mỹ.

B. Kháng chiến chống Pháp.

Câu 3. Những nội dung chính nào đã được thể hiện trong bài thơ đồng chí ?

A. Tình đồng chí của người lính cách mạng; hình tượng người lính; hình ảnh mang tính biểu tượng.

B. Tình đồng chí của người lính cách mạng; hình tượng người lính; hình ảnh chân thực giản dị.

C. Tình đồng chí của người lính cách mạng; hình tượng người lính.

D. Tình đồng chí của người lính cách mạng; hình tượng người lính; sức mạnh của tình đồng chí.

Câu 4. Theo Chính Hữu những yếu tố nào là cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng ?

A. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

B. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung sở thích; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.

C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; cùng nhau vượt qua nhiều gian lao thử thách.

D. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích và cùng nhau trải qua cơ sốt rét rừng.

Câu 5. Dòng nào nói đúng về chí hướng và mục đích của những người lính cách mạng ?

A. Cùng rời bỏ làng quê nghèo khó ra đi để đến với những vùng đất mới

B. Cùng rời bỏ làng quê nghèo khó ra đi để đến cách mạng, để chiến đấu bảo vệ quê hương.

C. Cùng muốn tìm sự đồng cảm chia sẻ để vượt qua thiếu thốn gian khổ.

D. Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.

Câu 6. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu ” có ý nghĩa gì ?

A. Hình ảnh thơ tả thực nhưng lại mang ý  nghĩa tượng trưng : cùng chung nhiệm vụ ( súng bên súng ); cùng chung chí hướng, lý tưởng ( đầu bên đầu ).

B. Hình ảnh thơ tả thực : hai người lính đứng canh gác bên nhau - cùng chung nhiệm vụ.

C. Hình ảnh thơ giản dị, mang ý  nghĩa tượng trưng : cùng chung nhiệm vụ ( súng bên súng ); cùng chung chí hướng, lý tưởng ( đầu bên đầu ).

D. Câu thơ tiểu đối diễn tả hai hành động diễn ra đồng thời của những người lính nơi chiến trường.

Câu 7. Dòng thơ : Đồng chí ! có ý nghĩa, vai trò đặc biệt như thế nào ?

A. Được tách riêng thành một dòng thơ ở giữa bài thơ vừa để kết lại đoạn thơ vừa là bản lề để mở ra mạch thơ mới.

B. Câu thơ chỉ có hai chữ vang lên như một phát hiện, một khẳng định về tình cảm thiêng liêng của người lính cách mạng.

C. Câu thơ đã kết thúc lời giả thích thế nào là tình đồng chí.

D. Cả A và B.

Câu 8. Mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện rõ nét nhất trong hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm nào ?

A.  Súng bên súng, đầu sát bên đầu.

B. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

C. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

D. Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.

Câu 9. Dòng nào nói đúng những biểu hiện tình đồng chí của người lính cách mạng ?

A. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người nông dân.

B. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời.

C. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.

D. Cảm thông sâu xa tâm tư và nỗi lòng của nhau; cùng nhau nhớ về miền quê nghèo khó nơi có going nước, gốc đa.

Câu 10. Câu thơ nào cho thấy người lính cách mạng rứt khoát ra đi chiến đấu mà lòng đầy lưu luyến nhớ thương với quê hương yêu dấu ?

A. Súng bên súng, đầu sát bên đầu/Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

B. Chân không giày/Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

C. Đêm nay rừng hoang sương mối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.

D. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Câu 11. Người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đã trảI qua những khó khăn gian khổ nào ?

A. Thiếu thốn trang bị; bệnh tật; thời tiết khắc nghiệt; đói khát triền miên.

B. Thiếu thốn trang bị; bệnh tật; thời tiết khắc nghiệt.

C. Thiếu thốn trang bị; bệnh tật; người lính nông dân ít hiểu biết.

D. Thiếu thốn trang bị; bệnh tật; sốt rét mà không có thuốc.

Câu 12. Điều gì đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho những người lính cách mạng ?

A. Ý chí kiên cường.

B. Khả năng chịu đựng phi thường.

C. Tình đồng đội gắn bó keo sơn.

D. Tình yêu miền quê nghèo khó.

Câu 13. Dòng nào nói đúng ý nghã của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  ?

A. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính.

B. Giàu chất chiến đấu, them đẫm chất trữ tình.

C. Kết tinh vẻ đẹp chân dung người lính kháng chiến

D. Tất cả những ý trên.

Câu 14. Dòng nào nói đúng nhất lý do nhà thơ đặt nhan đề bài thơ của mình là “Đồng chí ”  ?

A. Nhan đề cần thể hiện được nội dung chính của tác phẩm : tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng.

B. Bài thơ đã tập trung viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng.

C. Bài thơ cho người đọc hiểu rõ về tình đồng chí : từ cơ sở hình thành đến biểu hiện và sức mạnh của nó.

D. Đồng chí là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của người lính và tình cảm ấy đã tạo nên sức, mạnh tinh thần to lớn ở người lính.

Câu 15. Nội dung chính được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí ” ?

A. Hình tượng người lính cách mạng xuất thân từ nông dân.

B. Vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng.

C. Cơ sở hình thành tình đồng chí.

D. Sức mạnh của tình đồng chí.

icon-date
Xuất bản : 23/01/2022 - Cập nhật : 16/11/2022