logo

Các đề văn về bài thơ Đồng Chí

Hướng dẫn tìm hiểu Các đề văn về bài thơ Đồng Chí hay nhất. Tuyển tập Các đề văn về bài thơ Đồng Chí đặc sắc nhất.


I. Đề tập làm văn về bài thơ Đồng Chí

1. Phân tích biểu tượng của hình ảnh: đầu súng trăng treo

2. Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.

3. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn

4. Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”

5. Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Các đề văn về bài thơ Đồng Chí hay nhất

6. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

7. Cảm nhận bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

8. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.


II. Đề Đọc hiểu về bài thơ Đồng Chí

1. Đề đọc hiểu số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu 1: Hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

2. Đề đọc hiểu số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu 1: Chỉ rõ phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Hai câu thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 4: Câu thơ thứ 7 có cấu tạo đặc biệt như thế nào? Việc cấu tạo như vậy có tác dụng gì?

3. Đề đọc hiểu số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Câu 3: Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Cấu trúc trong đoạn thơ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.../Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" có gì đặc biệt. Nêu hiệu quả của chúng trong việc thể hiện tình đồng chí giữa những người lính.

4. Đề đọc hiểu số 4

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 16/11/2022