logo

Top 5 kim loại dẻo nhất

Tính dẻo là một trong những tính chất vật lý chung của các kim loại bên cạnh ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện... Bài viết dưới đây là tổng hợp Top 5 kim loại dẻo nhất, mời bạn đọc tham khảo.


Tính dẻo của kim loại là gì?

Ngoài những tính chất vật lý như là nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ảnh kim thì kim loại còn có một tính chất vật lý khá thú vị, đó là: Kim loại có tính dẻo.

Tính dẻo là một đặc tính vật liệu khi chịu tác động của các lực làm biến dạng vật thể chất rắn mà không làm phá hủy khối chất rắn đó, đối nghịch với độ dẻo là độ giòn.

Sau khi vật liệu được kiểm tra đến mức hỏng (đứt gãy), độ dẻo của nó sẽ được định lượng bằng tỷ lệ độ giãn dài hoặc tỷ lệ diện tích giảm.

Top 5 kim loại dẻo nhất

Các vật liệu có độ dẻo cao chịu ứng suất kéo sẽ bị biến dạng dẻo đáng kể trước khi bị đứt gãy, điều này khiến chúng trở nên rất mỏng và bị kéo dài ra. Các vật liệu giòn, chẳng hạn như một mảnh thủy tinh chịu cùng ứng suất kéo đó sẽ bị gãy trước khi biến dạng vĩnh viễn.

Nhìn chung, tất cả các kim loại đều có thể trở nên dẻo hơn khi được xử lý nhiệt. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, các kim loại khác nhau có mức độ dẻo khác nhau. Vàng, bạch kim và bạc rất dễ uốn, và bạn có thể kéo chúng thành các sợi dây mỏng. Mặt khác, silicon, boron và germani là một số kim loại giòn nhất. Các hợp kim pha tạp hoặc cứng như wolfram carbide hay gang cũng khá giòn.

>>> Xem thêm: Để bảo quản các kim loại kiềm, người ta cần phải


Top 5 kim loại dẻo nhất

Tính dẻo là một trong những tính chất vật lý chung của các kim loại bên cạnh ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện... Tuy nhiên không phải tất cả kim loại đều có độ dẻo giống nhau. Dưới đây là Top 5 kim loại dẻo nhất:

+ Vàng

Ký hiệu hóa học: Au

Số nguyên tử: 79

Có rất nhiều lý do khiến vàng đắt đến như vậy. Chẳng hạn như không bị tác động về mặt hóa học bởi nhiệt độ, độ ẩm, oxi trong không khí và hầu hết các chất ăn mòn. Vàng cũng là loại kim loại nằm nhóm đầu trong khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện và quan trọng nhất, đây là kim loại dễ uốn nhất chúng ta từng biết.

Chính vì những tính chất tuyệt vời như vậy nên vàng có ứng dụng rất rộng. Tuy nhiên, vàng nguyên chất lại quá mềm, nên chúng thường được kết hợp để tạo ra các hợp kim với bạc, đồng… Những hợp kim vàng (mà chúng ta vẫn hay gọi chung là vàng vì tỉ lệ lớn của chúng trong hợp kim) được sử dụng rộng rãi từ trang sức, tiền tệ, xi mạ, cho đến cả những linh kiện điện tử cần độ bền và truyền dẫn tốt, thậm chí là cả trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tất cả những linh kiện, thực phẩm hay trang sức gắn với vàng thường dễ khiến cho người ta liên tưởng đến sự sang trọng và cao cấp của chúng.

Riêng về độ dẻo và dễ uốn, 1 gram vàng có thể được dập thành một tấm 1 m².

+ Bạc

Ký hiệu hóa học: Ag

Số nguyên tử: 47

Theo sau vàng luôn là bạc, dễ hiểu khi các tính chất quý về vật lý hay hóa học của bạc đều rất gần với vàng, thậm chí một số tính chất còn vượt trội hơn. Bạc có màu trắng ánh kim, có tính dẫn điện cao nhất trong tất cả các nguyên tố, dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả các kim loại.

Ứng dụng dễ thấy nhất của bạc chính là sử dụng bạc nitrat để tráng gương thường được dùng trong nhà. Những sản phẩm điện, điện tử cần tính dẫn cao cũng dùng bạc thay vì vàng. Lý do khiến chúng ta thường xuyên dùng dây đồng thay vì dây bạc là do giá thành của đồng rẻ hơn mà thôi. Các muối khác của bạc cũng được dùng rộng rãi trong phim ảnh, khử trùng, tổng hợp hóa chất…

Nhờ tính dễ uốn cũng như thẩm mỹ của mình, bạc cũng rất thường xuyên được dùng trong nha khoa và làm đồ trang sức.

+ Nhôm

Ký hiệu hóa học: Al

Số nguyên tử: 13

Độ dẻo mang lại một lợi thế cực lớn cho nhôm trong các ứng dụng mang tính kết cấu. Khi các thanh dầm kết cấu hoặc cáp treo phải chịu ứng suất trên mức độ bền uốn của chúng, chúng sẽ hấp thụ một phần năng lượng mà không bị đứt gãy. Cách này sẽ giúp xác định và sửa chữa các bộ phận bị căng quá mức trước khi xảy ra hỏng hóc nghiêm trọng và gây tổn thất.

Nâng cao khả năng định hình là một lợi thế quan trọng khác của độ dẻo nhôm. Bạn có thể kéo nhôm thành dạng sợi mảnh và tạo thành các hình dạng khác ở nhiệt độ thấp hơn kim loại giòn.

Ví dụ, dập và đùn ép là quá trình tạo hình phù hợp với các kim loại có độ dẻo cao như nhôm. Điều này làm tăng sự đa dạng và phức tạp của các hình dạng mà nó có thể tạo thành và giúp cho việc sản xuất các sản phẩm nhôm tiết kiệm chi phí hơn.

>>> Xem thêm: Phản ứng nhiệt nhôm dùng để điều chế những kim loại nào

+ Sắt

Ký hiệu hóa học: Fe

Số nguyên tử: 26

Sắt cũng như nhôm, rất phổ biến trong lớp vỏ Trái đất nếu tính theo khối lượng. Sắt là kim loại xếp vào hàng quan trọng nhất trong ngành công nghiệp nặng. Giá thành rẻ cộng thêm các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng khiến sắt và các loại sắt kết hợp khác khó có thể bị thay thế trong việc sản xuất ô tô, thân tàu thủy, các bộ khung công trình xây dựng.

+ Đồng

Ký hiệu hóa học: Cu

Số nguyên tử: 29

Đồng được biết đến là một trong những kim loại đầu tiên được con người sử dụng do chúng có thể xuất hiện và được sử dụng ở dạng tự nhiên thay vì phải khai thác từ quặng. Từ lâu đồng cũng nổi tiếng bởi tính dẻo, có độ dẫn điện dẫn nhiệt rất cao.

Nhờ những đặc tính nói trên, đồng được ứng dụng rất rộng rãi trong việc sản xuất các sản phẩm liên quan đến nhiệt và điện như dây điện, cuộn dây trong các động cơ, rơ le điện, các loại dây dẫn tản nhiệt... Tính dẻo và dễ uốn của đồng cũng được ứng dụng trong việc chết tác những vật trang trí như tay nắm cửa, đúc tượng (nổi tiếng nhất là tượng Nữ thần Tự Do), các loại nhạc cụ hay những đồ vật dùng trong nhà bếp.

---------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Top 5 kim loại dẻo nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 23/12/2022