logo

Tôn giáo nào phổ biến ở vùng Đông Phi và Sudan trong thời trung đại?

Tôn giáo phổ biến ở vùng Đông Phi và Sudan trong thời trung đại là Hồi giáo. Di sản lớn nhất của đế chế này chính là đạo Hồi. Dù đế chế này đã diệt vong, Hồi giáo vẫn tiếp rục lan truyền mạnh mẽ, vượt xa khỏi vùng đất Ả Rập để trở thành nguồn lực tinh thần của nhiều đế chế lẫy lừng khác trong lịch sử như các đế chế Ottoman, Mogul, Timur.


Câu hỏi: Tôn giáo nào phổ biến ở vùng Đông Phi và Sudan trong thời trung đại?

A. Đa thần giáo

B. Kitô giáo

C. Hồi giáo 

D. Phật giáo 

Đáp án đúng là: C. Hồi giáo 


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lý do chọn đáp án C

Tôn giáo phổ biến ở vùng Đông Phi và Sudan trong thời trung đại là Hồi giáo. Trong lịch sử thời kỳ trung đại, chưa từng có một Đế chế nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng như Hồi giáo. Dù chỉ tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ, đế chế Hồi giáo đã để lại một di sản lịch sử lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới ngày nay.


- Sự ra đời của Hồi giáo

Vào năm 610 Sau Công Nguyên, một thương gia Ả Rập tên là Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên trị trấn Mecca quê hương ông để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tôn giáo hỗn loạn xung quanh ông. Sau lần đó, ông cho biết rằng ông đã nhận được một khải tượng kêu gọi ông trở thành một vị tiên tri cho dân ông. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của tôn giáo được biết đến là Islam (iss-LAAM) tức là Hồi Giáo, một từ mà có nghĩa là “quy phục” (Thượng Đế). Một người tin theo đạo Hồi được gọi là Muslim (MUSS-lim), có nghĩa là “người quy phục.”

Kể từ lúc đó, Muhammad nói rằng ông đã nhận được nhiều điều mặc khải cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó. Ban đầu ông chia sẻ những điều mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về những sự phán xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe ông phải hối cải và đối xử tử tế với những góa phụ, trẻ mồ côi, và người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục sinh chung cho người chết và sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế.

Tôn giáo nào phổ biến ở vùng Đông Phi và Sudan trong thời trung đại?

Theo lịch sử Hồi Giáo thì đạo này đã được truyền bá vào Ấn Độ và Trung Quốc ngay từ giữa thế kỷ 7, tức trong những năm đầu mới được thành lập. Vai trò truyền đạo chủ yếu do những người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Ba Tư (The Persianate Turks) vì họ là những người theo đạo Hồi rất sớm. Họ có biệt tài cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm và rất hiếu chiến như quân Mông Cổ sau này. Trong hai thế kỷ 7 và 8, những đoàn kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ đã lấn chiếm toàn Bắc Ấn và Trung Á.

Năm 751, toàn dân xứ Turkistan theo đạo Hồi. Quân Hồi tràn qua biên giới Turkistan tiến vào phía Tây Trung Quốc đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas. Quân Đường thua trận phải bỏ chạy. Vùng Tây Bắc Trung Quốc trở thành lãnh thổ Hồi Giáo. Nhiều người Trung Á Hồi Giáo như Kazakh, Uzbek, Afgan tràn qua biên giới chiếm lãnh các thảo nguyên của người Trung Quốc và trở thành những tín đồ Hồi Giáo đầu tiên trên lục địa Trung Hoa.


- Quy định của người Hồi giáo

Giờ cầu nguyện được các nhà thờ hồi giáo thông báo cầu nguyện (azan). Không phải tất cả người Hồi giáo phải đi đến nhà thờ. Một số cầu nguyện tại nhà hoặc ngay tại văn phòng. Hàng ngày, các cuộc hẹn và các cuộc họp phải được sắp xếp một cách thích hợp với thời gian cầu nguyện.

Thứ Sáu là ngày cầu nguyện cộng đồng và bắt buộc tất cả nam giới phải tham dự. Phụ nữ ra đường phải mặc áo dài thụng, trùm mạng che mặt, không được tự ý tiếp xúc với đàn ông, phải giữ trinh tiết đến khi lấy chồng, không được phép ngoại tình, không được chủ động li hôn…

Nếu làm trái những quy định đó sẽ bị xử lý rất nặng, có khi bị tử hình. Đạo Hồi là đánh giá rất thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, xem phụ nữ là “thực thể không hoàn hảo”. Trong lời răn dạy của mình Môhamét nói “Hãy trọng đại người vợ của con vì họ là những kẻ giam cầm trong tay con, họ không có quyền hành gì cả trong việc liên quan tới con, con tin lời Chúa mà lấy họ, con dùng lời Chúa mà ràng buộc họ với con”.

>>> Xem thêm: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì?

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022