logo

Nhà nước Ottoman suy thoái bởi những nguyên nhân nào?

Đế chế Ottoman đã gây ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực châu Á – Âu – Phi, tạo ra một diện mạo chính trị mới của thế giới kể từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Nhà nước Ottoman suy thoái bởi những nguyên nhân nào? Hãy để Toploigiai giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này.


Câu hỏi: Nhà nước Ottoman suy thoái bởi những nguyên nhân nào?

A. Chiến Tranh

B. Tham nhũng

C. Khởi nghĩa nông dân

D. Tất cả đều đúng 

Đáp án đúng là: D. Tất cả đều đúng 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án D

Nhà nước Ottoman suy thoái bởi những nguyên nhân: Chiến Tranh, Tham nhũng, Khởi nghĩa nông dân. Đến thế kỷ 19, Đế chế Ottoman suy yếu thực sự khi lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp, kinh tế sụt giảm và bắt đầu gia tăng sự phụ thuộc vào phần còn lại của châu Âu. Các cuộc chiến tranh Balkan (Balkan Wars) trong hai năm 1912 và 1913 đã khiến Đế chế Ottoman hao tổn rất lớn về lãnh thổ và dân số.


- Giới thiệu về nhà nước Ottoman 

Đế quốc Ottoman là một đế quốc tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nó tồn tại từ 27 tháng 7năm 1299 tới ngày 29 tháng 10 năm 1923.

Ở đỉnh cao quyền lực của mình, trong thế kỷ 16 và 17, đế quốc Ottoman đã kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ đông nam châu Âu, tới phía Tây Nam châu Á và Bắc Phi. Đế quốc Ottoman gồm có 29 tỉnh và rất nhiều nước chư hầu, một vài nước trong số đó sau này bị sát nhập hoàn toàn vào đế quốc, trong khi những nước khác lại có những quyền tự chủ ở mức độ khác nhau trong khoảng thời gian kéo dài hàng thế kỷ.

Nhà nước Ottoman suy thoái bởi những nguyên nhân nào?

Với Constantinople – Istanbul ngày nay là thành phố thủ đô và kiểm soát vùng đất rộng lớn xung quanh phía đông Địa Trung Hải trong thời cai trị của Hoàng đế Suleiman Magnificent ( cai trị từ năm 1520-1566), đế quốc Ottoman trở thành trung tâm của sự tương tác giữa thế giới phương Đông và phương Tây trong sáu thế kỷ.


- Nhà nước Ottoman suy thoái như thế nào

Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman từ lúc khởi lập đến năm 1683.Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman : Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga.

Vào đầu thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như Selim I (1512-1520), người có công sát nhập vùng Trung Đông vào Ottoman. Vào năm 1514 trong trận Chaldiran, ông đã đánh bại vua Ismail I (1501-1524) nhà Safavid. Ông đã tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập vào năm 1517 rồi dành danh hiệu khalip từ nhà Abbasid ở Cairo (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm 1924), bắt đầu thời kì Ai Cập thuộc Ottoman.

Đế quốc Ottoman đã kết thúc như là một nhà nước theo chế độ quân chủ vào ngày 1 Tháng 11 năm 1922 và chính thức kết thúc như một nhà nước về mặt pháp lý vào ngày 24 Tháng Bảy năm 1923, theo Hiệp ước Lausanne. Nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đã chính thức được khai sinh vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 và trở thành một trong các quốc gia kế thừa của đế quốc Ottoman như là một phần của điều ước quốc tế này.Trong những năm tiếp theo, quân Ottoman bị đại bại do sức tiến công từ Wien. Quân Venezia công hãm Athena. Trong đợt pháo kích của họ ngày 26 tháng 9 năm 1687, một quả đạn rơi trúng ngôi đền Parthenon, lúc ấy được quân Ottoman dùng làm kho chứa thuốc súng. Ngôi đền còn khá nguyên vẹn lúc ấy bị nổ tung, để lại tình trạng cho đến bây giờ.

>>> Xem thêm: Về chữ viết, ban đầu, nhà nước Ottoman sử dụng tiếng?

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022