logo

Nguyên nhân nào khiến Tây Âu bùng nổ dân số?

Nguyên nhân khiến Tây Âu bùng nổ dân số là Chính sách biên giới tốt. Dòng người di cư đổ vào Châu Âu đang vượt lên khả năng kiểm soát của từng quốc gia đơn lẻ.


Câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến Tây Âu bùng nổ dân số?

A. Tỉ lệ kết hôn cao

B. Chính sách y tế được cải thiện

C. Chính sách xã hội cao

D. Chính sách biên giới tốt 

Đáp án đúng là: D. Chính sách biên giới tốt 


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án D

Nguyên nhân khiến Tây Âu bùng nổ dân số là Chính sách biên giới tốt. Hơn 1 triệu người di cư đã tới Châu Âu trong năm 2015. Hầu hết là người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II tại Lục địa già


- Bùng nổ dân số là gì? 

Trong chương trình Địa lý 7, khái niệm bùng nổ dân số đã được nhắc tới. Bùng nổ dân số là hiện tượng dân số tăng nhanh và đột biến trong một khoảng thời gian ngắn. Bản chất của bùng nổ dân số đó chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến về số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực hay nói rộng ra là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Bùng nổ dân số gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và hệ sinh thái tự nhiên. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2,1%. Dân số tăng quá nhanh, vượt qua khả năng giải quyết các vấn đề ăn, ở, làm việc,… trở thành gánh nặng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia.

Nguyên nhân nào khiến Tây Âu bùng nổ dân số?

- Tây Âu bùng nổ dân số như thế nào với chính sách biên giới

Giai đoạn 2015-2016, "cuộc đổ bộ" của hơn một triệu người tị nạn đang chạy trốn khỏi chiến tranh, đói nghèo ở Trung Đông và Bắc Phi đã giáng một đòn thậm chí nặng nề hơn vào Schengen. Nhiều quốc gia thành viên không muốn chia sẻ gánh nặng đã tăng cường kiểm soát biên giới, tự cô lập và sử dụng những nước ở vùng ven, như Hy Lạp và Italy, làm "rào chắn" trước dòng người tị nạn.

Tác động của cuộc khủng hoảng tị nạn được cho là đã đánh dấu sự thay đổi về mặt cấu trúc trong chính sách biên giới của châu Âu. Một khu vực không biên giới, từng là lý tưởng tốt đẹp về sự đoàn kết, thành công và tự do, ngày càng hứng nhiều chỉ trích từ cánh hữu và bị coi là mối đe dọa.

Hơn 1 triệu người di cư đã tới Châu Âu trong năm 2015. Hầu hết là người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II tại Lục địa già. Không chỉ "đem đến" gánh nặng kinh tế, sự khác biệt về văn hóa, xã hội, nhận thức và tôn giáo, cuộc khủng hoảng đang gây mâu thuẫn khó hàn gắn giữa người di cư và cộng đồng bản địa. Vụ khủng bố Paris hôm 13-11-2015; vụ người nhập cư quấy rối hàng trăm phụ nữ Đức ngay trong đêm Giao thừa vừa qua...đã khoét sâu thêm những mâu thuẫn vốn có.

Thế nên, việc EU thắt chặt chính sách nhập cư là dễ hiểu. Các biện pháp thắt chặt nhập cư đã bắt đầu từ cuối năm ngoái và được nhiều nước áp dụng trong những ngày đầu năm nay. Tuy nhiên, có luồng dư luận cho rằng: Kiểm soát biên giới trong khối Schengen sẽ là bước đầu dẫn đến sự sụp đổ của khối tự do đi lại lớn nhất thế giới - một biểu tượng đoàn kết, tự do và thịnh vượng của Châu Âu. Trong đó, cho phép người dân ở các quốc gia nội khối tự do đi lại, không cần thị thực và hộ chiếu.

>>> Xem thêm: Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội ở tây âu trong các thế kỉ XV-XVII

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022