logo

Tôn giáo hình thành là do đâu?

Tôn giáo phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu tự nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng. Tôn giáo hình thành là do trình độ nhận thức, trong xã hội có áp bức bóc lột và do tâm lý tình cảm.


Câu hỏi: Tôn giáo hình thành là do đâu?

A. Trình độ nhận thứ

B. Trong xã hội có áp bức bóc lột

C. Do tâm lý, tình cảm

D. Tất cả các câu đều đúng 

Đáp án đúng: D. Tất cả các câu đều đúng


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D 

Tôn giáo là tín ngưỡng được lưu truyền vào nước ta từ xa xưa. Tôn giáo hình thành là do trình độ nhận thức, trong xã hội có áp bức bóc lột và do tâm lý tình cảm.


- Khái niệm Tôn giáo trong xã hội loài người

Khái niệm tôn giáo là một cụm từ không còn xa lạ với nhiều người khi vấn đề tín ngưỡng đang được phổ biến tại nước ta từ xưa đến nay. Tôn giáo theo quy định được hiểu là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Tôn giáo hình thành là do đâu?

- Nguồn gốc của Tôn giáo

Tôn giáo hình thành do nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính là từ nhận thức, xã hội có áp bức và do tâm lý của con người.

+ Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn. Vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó, từ đó họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng. Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị.

Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác, v.v… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Do vậy họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

+ Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Ở những giai đoạn lịch sử nhất định nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo.

+ Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo.

Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo tồn các tôn giáo, tín ngưỡng, cho phép tu sửa cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hỏng, xuống cấp. Những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà trước đây cơ quan nhà nước đã mượn sử dụng vào việc khác, nay cần xem xét nếu sử dụng không đúng thì trả lại cho tổ chức tôn giáo hoặc người chủ trì cơ sở ấy. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá, khi các chức sắc tôn giáo yêu cầu thì có thể xem xét cho phép xây lại trên cơ sở các quy định của Luật đất đai và các quy định về Quản lý xây dựng. Trong việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không được huy động dân góp tiền của, sức lực quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

>>> Xem thêm: Trình bày quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin và nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022