logo

“Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là cái gì khác hơn là chuyên chính vô sản” Câu nói này là của ai?

Sự ra đời học thuyết về chính trị của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự khoa học về lịch sử nhân loại. “Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là cái gì khác hơn là chuyên chính vô sản” Câu nói này là của C.Mác. 


Câu hỏi: “Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là cái gì khác hơn là chuyên chính vô sản” Câu nói này là của ai?

A. C.Mác

B. Ph.Ănghen

C. V.I.Lênin

D. C.Mác và Ph.Ănghen 

Đáp án đúng: A. C.Mác


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của C.Mác đã đi vào lịch sử thế giới như một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời trí tuệ nhân loại. “Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là cái gì khác hơn là chuyên chính vô sản” Câu nói này là của C.Mác.  


- Tìm hiểu về tiểu sử C.Mác

Các Mác (Karl Marx, 1818 - 1883) là nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ông sinh ngày 5/5/1818 tại thành phố Trier, Vương quốc Phổ (nước Đức). Dù cách xa ngàn dặm, nhưng với Việt Nam, công lao của Các Mác vô cùng sâu nặng.

Ngọn đèn soi sáng con đường giải phóng

Ngay từ nhỏ Các Mác đã sớm bộc lộ tư chất thông minh. Càng lớn, ông càng thể hiện rõ thiên hướng nghiên cứu đầy sáng tạo và khát vọng cống hiến cho nhân loại. Năm 17 tuổi, trong luận văn tốt nghiệp trung học với tựa đề “Suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề”, Các Mác đã viết: “Lịch sử gọi những con người tự làm cho mình trở nên cao quý bằng việc cống hiến cho sự nghiệp chung, là những con người vĩ đại; kinh nghiệm ca ngợi con người đem lại hạnh phúc cho hầu hết mọi người, là con người hạnh phúc nhất”.

Trong 65 năm cuộc đời, Các Mác đã trải qua rất nhiều gian nan, thử thách trên hành trình đi tìm chân lý và khẳng định những giá trị khoa học vĩ đại. Ông may mắn có một gia đình tuyệt vời với người mẹ tảo tần và người cha là một nhà luật học có tài; một người bạn đời thủy chung và một tình bạn, đồng chí vĩ đại với Ph.Ăngghen...

“Thích ứng với thời kỳ đó là một thời kỳ quá độ về chính trị trong đó nhà nước không phải là cái gì khác hơn là chuyên chính vô sản” Câu nói này là của ai?

- Lý tưởng cao đẹp của C.Mác

Trọn đời vì lý tưởng cộng sản, C.Mác có những cống hiến vĩ đại cho lịch sử nhân loại. Chống áp bức bóc lột, bất công; lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xóa bỏ xã hội tư bản để giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng xã hội xã hội cộng sản, là lý tưởng cao đẹp nhất của C.Mác. Đây là điểm cốt lõi làm cho tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác lưu lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài, bền vững trong lịch sử nhân loại. Lý tưởng cao đẹp của C. Mác thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:

Lý tưởng của C.Mác là sự nối tiếp ước mơ, khát vọng của nhân loại, thấm đẫm tính nhân văn của nhân dân lao động; rất dung dị, đời thường như một lẽ tất yếu, tự nhiên về mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Thực ra, khát vọng về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công, mà mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc từng tồn tại trước khi xã hội phân chia thành giai cấp. Nhưng, điều cao đẹp đó lại không có “chỗ đứng” trong các xã hội có giai cấp: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nhất là xã hội tư bản. Trước C.Mác, nhiều nhà tư tưởng đã lên tiếng đòi lại khát vọng bình dị ấy, nhưng đều không đem lại hiệu quả, bởi vì họ chưa đưa ra được cách thức biến ước mơ thành hiện thực. Do đó, tư tưởng CNXH trước C.Mác vẫn là CNXH không tưởng.

Quan điểm của C. Mác về nhà nước trong thời kỳ quá độ được ông trình bày ngắn gọn trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gotha”. Cụ thể ông viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

Quan điểm này của C. Mác có thể được hiểu như sau

Lịch sử của loài người giống như lịch sử của tự nhiên. Theo đó, lịch sử của loài người phải trải qua các hình thái hay các giai đoạn từ thấp đến cao. Để phân biệt các giai đoạn này chúng ta có thể xem chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu hay chế độ tư hữu (gọi tắt là chế độ sở hữu, chế độ công hữu, chế độ tư hữu). Các xã hội đã có trong lịch sử theo thứ tự từ thấp đến cao là xã hội dựa trên chế độ công hữu (xã hội cộng sản nguyên thủy), xã hội dựa trên chế độ tư hữu (xã hội này có các giai đoạn khác nhau về mức độ tư hữu của chế độ sở hữu, cụ thể có các giai đoạn như: xã hội dựa trên phương thức sản xuất Châu Á, xã hội dựa trên phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, xã hội dựa trên phương thức sản xuất phong kiến, xã hội dựa trên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa). Xã hội trong tương lai sẽ là xã hội dựa trên chế độ công hữu (xã hội cộng sản chủ nghĩa).

>>> Xem thêm: Phân tích các chức năng xã hội cơ bản của gia đình. Hãy liên hệ với gia đình Việt Nam hiện nay

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022