logo

Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Xã hội chủ nghĩa là gì?

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhắm xóa bỏ chế độ xã hội cũ. Vậy, Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Xã hội chủ nghĩa là gì?

A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

B. Do sự phát triển của giai cấp công nhân

C. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất

D. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động

Đáp án đúng: A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án A

Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.


- Tìm hiểu khái niệm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỉ XIX bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trịn từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thế chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu theo hai khía cạnh: Theo nghĩ hẹp thì cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn; Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội cũ sang hình thái kinh tế – xã hội tiến bộ hơn.

Nguyên nhân sâu xa của cách mạng Xã hội chủ nghĩa là gì?

- Nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. C.Mác nhận định: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên". Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự canh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các Xanhđica, Tờ rớt, Côngxocxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hoá một số ngành khi khó khăn, tư hữu hoá khi thuận lợi.

Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt, nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua hoạt động của con người và những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.

>>> Xem thêm: Trình bày tính tất yếu, quy luật hình thành và vai trò của Đảng Cộng sản. Liên hệ với tính tất yếu, quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

icon-date
Xuất bản : 18/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022