logo

Tóm tắt Vợ nhặt ngắn nhất

icon_facebook

Top 3 bài tóm tắt Vợ nhặt ngắn nhất nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức. 


Tóm tắt tác giả văn bản Vợ nhặt


Tiểu sử

- Kim Lân sinh năm 1920, mất năm 2007, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.

- Quê quán: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa học vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn

- Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim)

- Năm 2001, Kim Lân được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật


Các tác phẩm tiêu biểu 

- Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn 1955)

- Làng (1948)

- Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962)

- Con chó xấu xí (tập truyện ngắn 1962)


Xuất xứ của văn bản Vợ nhặt

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này

Tóm tắt Vợ nhặt

Tóm tắt Vợ nhặt


Mẫu 1

Truyện ngắn Vợ Nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của cây bút tài ba Kim Lân về đề tài nạn đói năm 1945. Truyện kể về chàng trai nghèo tên Tràng sống cùng với mẹ ở xóm ngụ cư trong một lần đẩy kéo xe lên tỉnh kiềm tiền, anh gặp được một người phụ nữ và nói vài ba câu bông đùa mời cô ăn bánh đúc, tưởng đâu là người phụ nữ thẹn thùng ra lại có tính cách đanh đá, thẳng thắn ăn một liền hết bốn bát bánh đúc, không chỉ vậy cô còn đồng ý ngay chuyện trở thành vợ Tràng. Từ hai người xa lạ bỗng nên duyên vợ chồng, nhưng trong cái tình cảnh khốn khổ, nghèo khó của nạn đói năm 1945, nuôi sống bản thân mình còn khó ấy vậy Tràng lại rước vào nhà thêm một miệng ăn khiến cho câu chuyện của cả hai lại không kém phần éo le, hài hước. Tràng đưa thị về nhà mình, họ gặp bà cụ Tứ - mẹ Tràng, người phụ yếu gầy ấy đón nhận cô con dâu trong tâm trạng vui mừng vì con trai cũng đã có người sẵn sàng đi theo nhưng cũng lo lắng, buồn lòng vì cuộc sống sau này của cả hai trong cái cảnh nghèo đói. Sáng hôm sau, không khí u buồn, tăm tối xoay quanh căn nhà đều tan biến, Bà cụ Tứ cùng cô con dâu mới đến của mình đều chung tay dọn dẹp, quét tước căn nhà. Cảnh tượng ấy khiến Tràng cảm thấy vô cùng xúc động, hạnh phúc và nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn với gia đình với người vợ hiền hậu không còn mang dáng vẻ chao chát như lần đầu gặp gỡ. Để chào đón thành viên mới, bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con bằng bát cháo loãng cùng một nồi chè cám, tuy khó ăn nhưng trong hoàn cảnh này lại là món ăn giúp con người vượt qua được cơn đói khát. Trong bữa ăn, ba mẹ con cùng nhau trò chuyện, thị nhắc đến chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật, hình ảnh lá cờ Việt Minh bay phấp phới trong gió cùng với sự đoàn kết của người dân hiện lên trong tâm trí Tràng. 


Mẫu 2

In trong tập Con chó xấu xí, truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc với một câu chuyện cảm động nhưng không kém phần hài hước. Năm 1945, nạn đói lan ra khắp nơi, dân không có đủ cái ăn, cái mặc, trở thành những xác chết không chỗ chôn, những bóng ma dật dờ, gầy rộc. Nhân vật chính của truyện là Tràng – người đàn có dáng người thô kệch, xấu xí, nhà nghèo không có vợ sống với mẹ ở xóm nghèo. 

Tràng làm công việc kéo xe bò vất vả để kiếm tiền lo cơm ăn mỗi bữa. Trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng được thị giúp đỡ, vài hôm sau khi gặp lại, Tràng khó mà nhận ra được người phụ nữ ấy bởi dáng vẻ tiều tụy, hốc hác của cô. Thị nhắc lại chuyện mà Tràng hứa sẽ mời thị ăn, vì sĩ diện Tràng đành mời thị, thị ăn một lèo hết bốn bát bánh đúc tiêu hao số tiền không nhỏ của Tràng, thấy vậy Tràng cũng chỉ buông ra cầu bông đùa rủ thị về, ai ngờ thị liền đồng ý theo Tràng. Từ khoảnh khắc ấy Tràng từ một người đàn ông không ai yêu đó có một cô vợ. Trên đường trở về nhà, cả xóm thấy một người phụ nữ xa lạ đi bên cạnh Tràng liền bàn tán, trẻ con vui vẻ trêu đùa, trong cái u tối của xã hội loạn lạc, nghèo đói lại ánh lên những tia sáng rực rỡ. Đến nhà Tràng được một lúc thì thị mới gặp được mẹ Tràng là bà cụ Tứ, Tràng nói về chuyện cả hai cho mẹ mình, nhận được lời giải thích về sự xuất hiện của một người phụ nữ xa lạ, lần đầu gặp còn gọi”U” trong lòng bà cụ vô cùng hoang mang lo lắng nhưng lại toát lên vẻ vui mừng. Tuy con trai cưới vợ trong hoàn cạnh nạn đói hoành hành, con dâu cũng chẳng phải người có của ăn của để nhưng bà cụ Tứ không hề tỏ thái độ khinh rẻ, vẫn rất nhẹ nhàng, nói chuyện với con dâu và mong rằng cuộc sống sau này của hai con sẽ hạnh phúc, trôi qua bình yên. Sau đêm tân hôn lặng lẽ trong không khí tràn ngập sự thê lương, mùi rơm rạ hòa với tiếng khóc nao lòng của những gia đình vì cái đói mà mất đi người thân thì sáng hôm sau ở Tràng lại có một dáng vẻ tươi sáng tưa như ánh đèn soi sáng một vùng u tối. Bà cụ Tứ cùng thị dọn dẹp sạch sẽ lại ngôi nhà, khoác lên cho nó dảng vẻ ấm cúng, một nơi sinh sống đúng nghĩa, sự bình yên ấy khiến cho Trang vô cùng vui vẻ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Để chào mừng con dâu, bà cụ Tứ đã chuẩn bị bữa ăn “thịnh soạn” hơn thường ngày, trong cái đói rau chuối rối chấm muối cùng hai lưng bát cháo lỏng và nổi chè cám lại trở thành món ăn đặc sắc, lấp đầy cái bụng rỗng mà nhiều người ao ước. Vừa ăn cả nhà vừa cùng nhau nói chuyện, bà cụ kể về những chuyện vui vẻ hằng ngày bỗng tiếng trống thúc thuế vang lên, thị bất ngờ rồi hỏi chuyện nơi đây vẫn còn phải nộp sưu thuế rồi kể về chuyện những người dân đoàn kết theo Việt Minh đã đứng lên phá kho thóc của Nhật để chia nhau như thế nào. Những hình ảnh sống động của đoàn người cùng lá cờ đỏ sáng rực của Việt Minh đã hiện trong tâm trí của người dân nghèo, thắp sáng lên những niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng từ con đường cách mạng. 


Mẫu 3

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.


Tóm tắt các nhân vật trong Vợ Nhặt


Nhân vật Tràng

Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh.

Ngoại hình thô kệch, dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước. Tính cách thô mộc, ngộc nghệch, gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.

Tràng còn là người có tính cách tốt bụng, hòa đồng, khi gặp thị liền bông đùa trêu ghẹo cũng như thực hiện đúng lời hứa của mình với cô, tới lúc thị chấp nhận theo về tuy có lo lắng nhưng vẫn chấp nhận. Là một người đàn ông có trách nhiệm, tử tế, giới thiệu thị với mẹ và quyết tâm sẽ cố gắng chăm lo cho gia đình của mình.


Nhân vật thị

Không có họ tên, tuổi tác, quê quán, gia đình, là người phụ nữ làm mọi cách để kiếm được miếng ăn qua ngày (đẩy xe bò giúp Tràng). Thị xuất hiện với ngoại hình kém hấp dẫn, gầy vêu vao, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” nổi bật với “hai con mắt trũng hoáy”.

Trước khi trở thành vợ Tràng thì cong cớn, chỏng lỏn, sưng sỉa, đến khi theo Tràng về nhà thì thị lại nhận thấy bản thân cần thay đổi, trở thành người phụ nữ cần mẫn, hiền thục, rất ý tứ, biết điều, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (mẹ Tràng). Không chỉ thế, thị còn là người phụ nữ biết lo toan, dọn dẹp, thu vén nhà cửa, chấp nhận cuộc sống bấp bênh, lo toan từng bữa ăn.

Trong bữa sáng, Thị còn đóng vai người truyền tin cách mạng dấy lên niềm tin mới về cách mạng, tạo niềm tin hi vọng cho Tràng khi kể chuyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không còn đóng thuế nữa và Việt Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho người đói.


Nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ Là một người đàn bà già, nghèo khổ, sống ở xóm ngụ cư cùng với con trai nhưng là người hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con.

Dáng đi của bà “lọng khọng”, “chậm chạp”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”, sống một cuộc sống lam lũ, khổ cực, điển hình cho những người phụ nữ nông thôn già.

Bà là người có cái nhìn, suy nghĩ sâu sắc, nhiều tâm trạng được bộc lộ. Lúc đầu khi nhìn thấy thị bà còn ngạc nhiên “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, sau sự ngạc nhiên đó thì tâm trạng bà lại có những biến hóa bà đã hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoèn đi”. Bà cụ Tứ thương con, buồn tủi cho con trai phải lấy vợ nhặt, mà trong cảnh đói khát mới lấy được vợ, bà cũng thấy hờn tủi cho chính mình, có lỗi với con trai bởi không thể lo được chuyện dựng vợ gả chồng cho con chu đáo và bà còn cảm thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà. Song song với những nỗi lo bà mừng cho con bà đã yên bề gia thất tuy nhiên cuộc sống khổ cực bấy giờ đã khiến bà chẳng thế vui được lâu, nhiều thêm một miệng ăn bà càng lo hơn nữa, lo cho cuộc sống sau này của hai đứa con. 

Ngoài việc là người sâu sắc, bà cụ Tứ cũng chính là một kiểu mẫu người mẹ chồng mà nhiều con dâu ước ao, bà cảm thương, thấu hiểu và quan tâm đến con dâu. Luôn cổ vũ, nói về một tương lai tươi sáng để các con lạc quan với cuộc sống gian nan, khố cực này. 

icon-date
Xuất bản : 31/07/2024 - Cập nhật : 03/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads