Top 3 bài tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm ngắn nhất nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức.
- Thái Bá Vân (1934 - 1999) là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam.
- Ông tốt nghiệp khoa Sử học nghệ thuật, trường Đại học Karlova, Praha, Tiệp Khắc từ 1955 đến 1961, rồi về công tác tại Viện Mỹ thuật Hà Nội khi vừa mới thành lập năm 1962.
- Trở lại Tiệp Khắc làm thực tập viên ưu tú của Viện hàn lâm khoa học Slovaki và đại học Mỹ thuật Bratislava trong năm 1985.
- Về nước ông công tác tại viện Mỹ thuật Việt Nam cho đến lúc về hưu 1996. Ông mất năm 1999.
- Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm Tiếp xúc với nghệ thuật do Viện Mỹ thuật Việt Nam ấn hành.
Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm "Tiếp xúc nghệ thuật" do Viện Mỹ thuật Việt Nam ấn hành.
- Tính lịch sử riêng của nghệ thuật
- Tiếp xúc với tác phẩm
- Hiện thực không phải là cái ta nhìn thấy bằng con mắt, mà là cái ta quan niệm bằng tâm tưởng.
- Hai lần thay đổi mô hình thẩm mỹ
- Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật
- Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại
- Nghệ thuật trừu tượng lịch sử & nghệ thuật trừu tượng thẩm mỹ
- Điều còn bất công của lịch sử
Tiếp xúc với nghệ thuật có 5 phần, ở đây chỉ trích 3 phần đầu (2 phần sau là Sự tương đồng nội tâm với tác phẩm; Để phê bình, nghiên cứu tác phẩm).
Văn bản ‘Tiếp xúc với tác phẩm” mở đầu bẳng việc chỉ ra đời sống vật thể cũng như đời sống hình tượng của tác phẩm. Sau đó tác giả nêu lên quan điểm, tìm hiểu về giá trị chủ quan của tác phẩm. Cuối cùng là đề cập đến nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng, từ việc đời sống tinh thần, thẩm mĩ của hình tượng không bao giờ đứng yên một chỗ mà nó luôn di chuyển một cách linh động ở từng nơi, từng thời điểm.
Tác phẩm ‘Tiếp xúc với tác phẩm” của tác giả Thái Bá Vân đã chỉ ra ba yếu tố, hình thức tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Đầu tiên là phải hiểu về đời sống vật thể và đời sống hình tượng có trong tác phẩm. Tiếp theo là vấn đề về giá trị chủ quan của tác phẩm, bàn luận về cái tiêu chuẩn “Phản ánh đúng hiện thực”, bản chất hiện thực. Điều cuối cùng là vai trò của người đọc trong việc mở rộng, làm cho nội dung, hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm được thức tỉnh truyền tải một cách sinh động, hấp dẫn.
Bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, tác giả Thái Bá Vân đã chỉ ra các hình thức tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Thứ nhất là hiểu về đời sống vật thể và đời sống hình tượng. Đời sống vật thể là tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật, đời sống hình tượng là tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ, bức tranh Em Thúy là một tấm vải – đồ vật, ở bức tranh Em Thúy, tồn tại trong ý thức tôi là một tác phẩm thẩm mỹ để lại nhiều giá trị. Thứ hai là vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm. Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm. Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng. Cuối cùng là vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn. Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan. Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới