logo

Tóm tắt Chí Phèo ngắn nhất

icon_facebook

Top 3 bài tóm tắt Chí Phèo ngắn nhất nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức. 


Tóm tắt tác giả văn bản Chí Phèo


Tiểu sử

- Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri.

- Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con.

- Sau hơn ba năm bôn ba ở Sài Gòn kiếm sống ông trở về quê nhà dạy học ở trường tư thục nhưng cuộc đời giáo khổ trường tư cũng không yên ổn, quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng của ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư.

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1943 và tích cực hoạt động, dùng ngòi bút để chiến đấu.

- Năm 1951 trên đường đi công tác ông bị giặc phục kích và sát hại.


Tác phẩm tiêu biểu

- Giăng sáng 

- Chí Phèo

- Đời thừa 

- Lão Hạc

- Sống mòn

- Một bữa no

- Quên điều độ 

- Tư cách mõ

- Mua danh


Xuất xứ của văn bản Chí Phèo

- Truyện ngắn Chí Phèo có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.

- Sau khi in lại trong tập Luống cày tác giả đặt tên là Chí Phèo.

  Tóm tắt Chí Phèo

Tóm tắt Chí Phèo


Mẫu 1

Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao xoay quanh về nhân vật chính có tên là Chí Phèo. Hắn không cha không mẹ, được phát hiện ở trong một cái lò gạch cũ và được người dân làng Vũ Đại thay phiên nhau nuôi dưỡng đến khi lớn. Trưởng thành, Chí Phèo đi làm canh điền cho Bá Kiến – một người đàn ông giàu có, nhưng vì ghen tuông khi thấy vợ mình hay gọi Chí Phèo vào hầu hạ nên ông ta đã vu oan khiến cho Chí phải đi tù. Sau 8 năm ở trong tù, Chí từ một chàng thiếu niên hiền lành, chất phác đã trở thành một người khác hoàn toàn với vẻ ngoài dữ tợn, tính tình lại thô lô, cộc cằn, hay uống rượu và thường xuyên rạch mặt ăn vạ ở nhà Bá Kiến. Để kiếm tiền mua rượu Chí Phèo trở thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê của Bá Kiến, nhận lấy hết thảy những ánh mắt chán ghét, sợ hãi của người dân trong làng. Tuy nhiên, trong một đêm say rượu Chí Phèo đã gặp được Thị Nở - một người phụ nữ xấu xí ma chê quỷ hờn, hai người trải qua một đêm hoan ái. Đến ngày hôm sau Chí tỉnh rượu thì được Thị nấu cho một bát cháu hành, bát cháu đã làm cho Chí không khỏi rung động trước sự tử tế, tốt bụng của Thị và muốn sống thiện lương bên cạnh Thị Nở. Nhưng tình cảm của cả hai lại gặp rào cản từ người bà cô của Thị, bà cô một mực không đồng ý cho chuyện của hai còn xỉa xói vào mặt Thị, Thị lạ lại trút giận lên Chí Phèo. Cảm thấy trên đời chẳng có ai yêu thương mình thật lòng, Chí Phèo lại uống rượu rồi đến nhà Bá Kiến, hắn nói "Ai cho tao lương thiện?" rồi rút dao chém chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Hay tin Chí Phèo chết, bà cô thì chì chiết, Thị nhìn xuống bụng mình rồi chợt nghi đến một cái lò gạch cũ bỏ không.


Mẫu 2

Chí Phèo – câu chuyện cùng tên kể về chàng trai tên Chí là trẻ mồ côi không biết mặt cha mẹ nhưng lại được những người dân trong làng thay phiên nhau nuôi dưỡng, chăm sóc cho đến khi trưởng thành. Ở độ tuổi thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, chàng trai hiền lành, tốt bụng ấy làm canh điền cho nhà Bá Kiến giàu có. Làm việc tại đây, Chí thường xuyên bị vợ Bá Kiến gọi vào hầu hạ, sai khiến, thấy vợ để ý trai trẻ Bá Kiến ghen tuông mù quáng, gài bẫy khiến cho Chí phải đi tù. Ra khỏi tù, Chí không còn như xưa, hắn đánh mất cả nhân hình lẫn nhẫn tính, trở thành tay sai của Bá Kiến và là con quỷ của làng Vũ Đại. Nhưng sau một đêm say rượu mặn nồng với Thị Nở - một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, độc miệng nhưng lại giàu tình thương. Thị chăm sóc, nấu cho Chí một bát cháu hành khiến Chí vô cùng cảm động, dấy lên khát vọng về một cuộc sống hoàn lương, hạnh phúc bên Thị của Chí. Thế nhưng bị bà cô của Thị ngăn cản và lời cự tuyệt của Thị khiến Chí Phéo không khỏi thất vọng, sụp đổ, hắn uống rượu đến say rồi xách dao tới nhà Bá Kiến đòi lại sự lương thiện. Sau khi mắng chửi Bá Kiến, Chí Phèo liền đâm chết ông ta rồi tự sát, kết thúc một cuộc đời đau khổ, cô đơn của mình. 


Mẫu 3

Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.


Tóm tắt các nhân vật trong Chí Phèo


Nhân vật Chí phèo

Chí Phèo là người hiền lành, lương thiện nhưng vì sự ghen tuông vô cớ của Bá Kiến đã khiến hắn phải chịu cảnh tù tội bảy, tám năm trời. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh, bất cần đời. Ra tù, Chí Phèo liền đến nhà Bá Kiến để ăn vạ. Tuy nhiên, bằng sự khôn khéo của mình, Bá Kiến đã khiến Chí Phèo đồng ý làm tay sai cho mình. Trong một lần say rượu, Chí Phèo gặp được Thị Nở, cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi nhận thức trong hắn. Chí Phèo bỗng khát khao trở thành người lương thiện và muốn được làm hòa với mọi người. Tuy nhiên, do sự phản đối của bà cô Thị Nở đã khiến Thị  phải cự tuyệt Chí Phèo. Hắn trở nên đau khổ và tuyệt vọng. Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến bởi hắn cho rằng Bá Kiến là người khiến mình trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.


Nhân vật Bá Kiến

Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Bản thân hắn là lí trưởng rồi chánh tổng, ở nông thôn, hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng; Tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, phe cánh của hắn mạnh, luôn đối địch với bọn cường hào trong làng.

Bá kiến là kẻ nham hiểm, biết sử dụng thủ đoạn dùng người, ném đá giấu tay lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Không chỉ vậy Bá kiến còn là kẻ đểu cáng, tàn bạo đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Quyền lực to lớn cũng giúp Bá Kiến không sợ bất cứ điều gì, hắn ta dâm ô, đồi bại, không bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức, cũng như dùng tiền của anh lính gửi về chỉ đủ cho Bá Kiến chơi bời hành lạc.

Bá Kiến thể hiện những nét đặc trưng của giai cấp thống trị tham lam, tàn bạo, không từ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo để rồi nhận về cái chết từ sự trả thù của người mà mình đã hãm hại, lợi dụng.


Nhân vật Thị Nở

Là người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, ma chê quỷ hờn tính tình ngẩn ngơ nhưng lại có một tấm lòng trong, rất sáng, là tình yêu thương người. 

Tuy có chút đanh đá nhưng Thị ở lại có phẩm chất tốt đẹp như nấu cháo hành cho Chí, quan tâm, có cái nhìn thiện lương về Chí đây là người duy nhất đánh thức được phần người trong Chí, làm điều mà không phải ai cũng dám làm. Mặc dù có ngoại hình xấu xí không ai dám lấy nhưng Thị Nở cũng khao khát có được hạnh phúc, muốn một gia đình hạnh phúc cho riêng mình, cô cũng đã suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ với Chí, chủ động xin phép bà cô nhưng lại không nhận lại được điều mà mình mong muốn. 

icon-date
Xuất bản : 31/07/2024 - Cập nhật : 16/08/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads