logo

Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng

Tác giả Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002. Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo tại làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Bài thơ Nhớ đồng được Tố Hữu sáng tác khi còn là một người chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp bắt nhốt, giam giữ tại nhà tù Thừa Phủ.  Dưới đây là một số mẫu Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo 


Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng – Mẫu số 1

Nhớ đồng là tiếng lòng của người tù cộng sản đang bị giam giữ trong ngục tù, xung quanh chỉ toàn là bóng tối với sự hiu quanh, cô đơn. Bất chợt người tù cách mạng nghe thấy tiếng hò quen thuộc, từ đó những kí ức tràn  về trong tâm trí nhà thơ. Tiếng hò gợi dấy tất cả những hình ảnh, kỉ niệm của một thế giới khác bên ngoài nhà tù. Nhân vật trữ tình nhớ đến cuộc sống tự do bên ngoài nhà tù, khi mà còn được hoạt động cách mạng với lí tưởng say mê và tinh thần sôi nổi nhiệt huyết. Nhớ về những cảnh vật quên thuộc và gần gũi nơi làng quê, giờ đây đã không còn cách nào trở về được nữa. Từ cảnh sắc, gợi nỗi nhớ đến bóng dáng con người, đó là những người bạn bè, chiến hưu thân thiết, là người mẹ già nơi quê nhà ngày ngày vẫn mong mỏi. Người chiến sĩ bất lực mà than lên những lời khắc khoải, bất bình với cuộc sống bị giam giữ u buồn, xung quanh là bốn bức tương, không ai bầu bạn, một mình lẻ loi, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia. Nỗi nhớ cứ thể trải dài và bao trùm lên toàn bộ không gian và thời gian hiện tại, đi từ hiện tại về lại quá khứ, và rồi lại từ quá khữ mà bật về tới hiện tại. Qua đây Tố Hữu bày tỏ niềm khao khát yêu đời, khao khát được tự do. 

Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng

Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng – Mẫu số 2

Tác giả Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002. Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo tại làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Bài thơ Nhớ đồng được Tố Hữu sáng tác khi còn là một người chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp bắt nhốt, giam giữ tại nhà tù Thừa Phủ. Ở nơi tăm tối, u buồn, nhà thơ cảm nhận được rõ sự lạnh lẽo và hiu quạnh của cảnh vật xung quanh. Sự cô đơn bao trùm lấ cảnh vật, làm người tự cộng sản nhớ đến những ngày tháng tự do, được thoải mái, được hoạt động cách mạng một cách sôi nổi, nhiệt huyết. Giờ đây khi bị giam cầm, Tố Hữu nhờ về làng quê yêu dấu, nhớ tới những người bạn, người đồng đội thân thương, đặc biệt là tác giả nhớ về bố mẹ già, một nỗi nhớ chân thành mà da diết. Càng nghĩ càng thấy tủi nhục, đau buồn trong trốn tù ngục. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết dành cho cuộc đời, cuộc sống tự do và niềm say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Đồng thời thể hiện khát vọng tự do, yêu đời, yêu người, yêu đất nước, quê hương.

-------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn mỗi số bài văn mẫu Tóm tắt nội dung chính bài Nhớ đồng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 24/02/2023