logo

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 thi tốt nghiệp THPT 2025

icon_facebook

CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT

Bài 1: SỰ CHUYỂN THỂ

1. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ CẤU TRÚC VẬT CHẤT 

a. Mô hình động học phân tử: gồm các nội dung cơ bản sau

+ Vật chất được cấu tạo bởi một số lượng rất lớn của các hạt gọi là phân tử. Giữa các phân tử có khoảng cách.

+ Các phân tử chuyển động không ngừng, gọi là chuyển động nhiệt. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

+ Giữa các phân tử có các lực tương tác (hút và đẩy).

b. Cấu trúc của vật chất (rắn, lỏng, khí)

- Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng yếu.

- Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh.

Description: A diagram of a number

Description automatically generated Description: A diagram of a diagram of a diagram

Description automatically generated with medium confidence Description: A diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of a diagram of

Description automatically generated

 Thể khí                                               Thể rắn                                   Thể lỏng

 

Cấu trúc

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Khoảng cách giữa các phân tử

Rất gần nhau (cỡ kích thương phân tử)

Xa nhau

Rất xa nhau (gấp hàng chục lần kích thước phân tử)

Sự sắp xếp của các phân tử

Trật tự

Kém trật tự hơn so với thể rắn

Không có trật tự

Chuyển động của các phân tử

Chỉ dao động quanh 

vị trí cân bằng cố định

Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi

Chuyển động hỗn loạn

Hình dạng

Xác định

Phụ thuộc phần bình chứa 

Phụ thuộc bình chứa

Thể tích

Xác định

Xác định

Phụ thuộc bình chứa

 

2. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

 Sự chuyển thể

  • Khi các điều kiện như nhiệt độ, áp suất thay đổi, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
  • Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất được gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
  • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của các chất được gọi là sự hoá hơi. Quá trình chuyển ngược lại, từ thể khí (hơi) sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.

  • Chú ý: Một số chất rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (COở thể rắn),… có khả năng chuyển trực tiếp sang thể hơi khi nó nhận nhiệt. Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược với sự thăng hoa là sự ngưng kết.

3. SỰ NÓNG CHẢY là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất.

Khi đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, vật rắn bắt đầu chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng (sự nóng chảy). Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định (ở một áp suất cụ thể). Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

- Giải thích sự nóng chảy của chất rắn kết tinh

 
  • Khi nung nóng một vật rắn kết tinh, các phân tử của vật rắn nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, khoảng cách các phân tử tăng.
  • Khi nhiệt độ của vật rắn đạt đến nhiệt độ nóng chảy, chuyển động của các hạt giống như chuyển động của các phân tử chất lỏng, đó là quá trình nóng chảy.

Hình 1.5. Đồ thị sự thay đổi của chất rắn kết tinh khi được làm nóng chảy

+ Giai đoạn a: Chất rắn chưa nóng chảy;

+ Giai đoạn b: Chất rắn đang nóng chảy;

+ Giai đoạn c: Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn.

Chất rắn kết tinh

Chất rắn vô định hình

 

- Có cấu trúc tinh thể

- Có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Gồm: chất rắn đơn tinh thể: có tính dị hướng.

Chất rắn đa tinh thể: có tính đẳng hướng.

Ví dụ: hạt muối, miếng thạch anh, viên kim cương, sắt, nhôm,...

- Không có cấu trúc tinh thể

- Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Có tính đẳng hướng

- Ví dụ: thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, …

 
         
  • Nhiệt nóng chảy riêng

Nhiệt nóng chảy riêng l của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy:   

Đơn vị đo nhiệt nóng chảy riêng là J/kg; Nhiệt nóng chảy riêng l phụ thuộc bản chất của chất rắn

Chú ý: Xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng công thức:

4. SỰ HOÁ HƠI là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự hoá hơi có thể xảy ra dưới hai hình thức là bay hơi và sôi.

Sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì. Tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhanh nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, tốc độ gió càng lớn, nhiệt độ càng cao và độ ẩm không khí càng thấp.

+ Sự bay hơi: là sự hoá hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Nước đựng trong một cốc không đậy kín cạn dần là một ví dụ về sự bay hơi.

Giải thích sự bay hơi: Do các phân tử ở bề mặt chất lỏng chuyển động nhiệt hướng ra ngoài chất lỏng, khi có động năng đủ lớn chúng thoát ra khỏi mặt thoáng, trở thành các phân tử hơi.

Tác dụng của sự bay hơi: điều hòa khí hậu, thực vật phát triển, sx muối, trong thiết bị làm lạnh,…

Hình 1.4. Các phân tử chuyển động hướng ra ngoài khối lỏng

+ Sự sôi: Sự hoá hơi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. Sự sôi xảy ra
ở nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

Nhiệt hoá hơi riêng L của một chất lỏng có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi:                  

Đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng là J/kg; nhiệt hóa hơi riêng L phụ thuộc bản chất chất lỏng.

Chú ý: Xác định nhiệt hóa hơi riêng của nước bằng công thức:

Tải toàn bộ file

Embed Google Docs with Download Options
icon-date
Xuất bản : 28/05/2025 - Cập nhật : 28/05/2025

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads