logo

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán trang 39, 40, 41, 42, 43, 44 dễ hiểu.

Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán trang 39, 40, 41, 42, 43, 44 SGK Tin học 7 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Tin 7 Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán - Kết nối tri thức


1. Hàm trong bảng tính

- Mỗi hàm trong bảng tính sẽ được xác định bởi:

Tên của hàm số (ví dụ SUM, AVERAGE).

Ý nghĩa hàm số (ví dụ tính tổng, trung bình).

Các tham số của hàm có thể là dãy bao gồm các số, địa chỉ, ô, địa chỉ vùng dữ liệu được viết cách nhau bởi dấu "," hoặc dấu “;”.

- Cách sử dụng hàm:

= <tên hàm>(<các tham số>)

- Cần nhập chính xác tên của hàm và các tham số của hàm. Khi nhập thông tin vùng dữ liệu trong tham số của hàm có thể dùng chuột chọn các ô hoặc vùng này. Tên hàm có thể dùng chữ in hoa hoặc in thường.


2. Một số hàm tính toán đơn giản

- Sử dụng các hàm SUM (tính tổng), AVERAGE (tính trung bình), MIN (tính giá trị nhỏ nhất). MAX (tính giá trị lớn nhất), COUNT (đếm) để thực hiện các yêu cầu.

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức

- Lưu ý:

Tất cả các hàm trên đều chỉ xử lí các ô có dữ liệu số có trong tham số của hàm. Hàm sẽ bỏ qua các ô dữ liệu chứa văn bản hoặc ô trống.

Các phần mềm bảng tính thường dùng dấu chấm "." để ngăn cách phần nguyên và phần thập phân, dùng dấu phẩy“,” để ngăn cách các chữ số hàng nghìn, hàng triệu,....


3. Thực hành: tính toán trên dữ liệu trồng cây thực tế

Nhiệm vụ

- Tạo trang tính mới trong bảng tính của dự án đề nhập dữ liệu dự kiến kết quả thực hiện dự án.

- Nhập và sao chép dữ liệu vào trang tính. 

- Thiết lập công thức tính tổng số cây mỗi loại và tổng số cây các loại mà mỗi lớp trồng được. - Thực hiện các thao tác định dạng dữ liệu cho trang tính.

Hướng dẫn

a. Tạo trang tính mới

- Mở tệp bảng tính THXanh.xlsx.

- Tạo thêm một trang tính mới đặt tên 4. Dự kiến kết quả.

b. Nhập và sao chép dữ liệu vào trang tính

- Nhập tại ô A2: Bảng 4. Dự kiến phân bổ cây cho các lớp.

- Mở lại trang tính 3. Tìm hiểu giống cây và sao chép vùng dữ liệu A3:C19 (3 cột đầu tiên STT, Loại cây, Tên cây) sang trang tính 4. Dự kiến kết quả tại địa chỉ A3.

- Nhập dữ liệu dự kiến phân bổ cho các lớp khối 7 được giao thực hiện dự án Trường học xanh như Hình 8.6.

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức

c. Tính tổng số cây mỗi loại mà mỗi lớp trồng được

- Chèn thêm hai hàng trống ở trên hàng 9 bằng cách thực hiện hai lần các thao tác sau: Chọn cả hàng số 9, nháy nút phải chuột tại hàng 9 và chọn lệnh Insert.

- Thực hiện tương tự để chèn thêm hai hàng trắng ở trên hàng có số thứ tự 12.

- Tại ô D9 nhập công thức =SUM(D4:D8) để tính số cây hoa của lớp 7A, sau đó sao chép công thức này sang các ô bên cạnh tương ứng với các lớp 7B, 7C, 7D, 7E, 7G, TH.

- Thực hiện tương tự để tính tổng số cây ăn quả và cây bóng mát mà mỗi lớp đã trồng. 

d. Tính tổng số cây các loại mà mỗi lớp trồng được

- Tại ô D25 nhập công thức =D9+D17+D24 để tính tổng số cây đã trồng của lớp 7A.

- Sao chép công thức tại ô D25 sang các ô E25, F25, G25, H25, I25, J25 để tính tổng số cây của các lớp 7B, 7C, 7D. 7E, 7G, 7H.

- Tại hàng 3, bên cạnh cột 7H tạo thêm hai cột Tổng số cây và Trung bình để tính tổng số mỗi cây và số cây trung bình mỗi lớp trồng.

- Tại ô K4, nhập hàm =SUM(D4:J4) tính tổng số cây Hoa mười giờ.

- Tại ô L4 nhập hàm =AVERAGE(D4:J4) tính số cây Hoa mười giờ trung bình của mỗi lớp

- Sao chép dữ liệu tại ô K4 xuống phía dưới cho đến ô K25, sau đó xóa đi dữ liệu tại các hàng trống là K10, K18 ứng với các hàng không có dữ liệu.

- Sao chép dữ liệu tại ô L4 xuống phía dưới cho đến ô L25, sau đó xoá đi dữ liệu tại các hàng trống là L10, L18.

e. Định dạng dữ liệu cho trang tính

- Định dạng chữ in đậm cho tiêu đề bảng.

- Hàng tiêu đề (hàng 3) định dạng chữ in đậm và có nền màu vàng.

- Định dạng chữ in đậm cho tất cả các ô chứa dữ liệu tổng hợp để làm nổi bật.

- Lưu lại kết quả.

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức

Vận dụng

Em hãy tạo bảng tính và nhập dữ liệu ghi lại các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng. Sử dụng các hàm để tính toán và trả lời những câu hỏi sau:

a) Tổng số tiền chi tiêu một tháng là bao nhiêu?

b) Khoản chi tiêu nhiều nhất, ít nhất là bao nhiêu?

c) Có bao nhiêu khoản đã chi?

d) Trung bình mỗi ngày chi khoảng bao nhiêu tiền?

Em hãy chia sẻ với bố mẹ em những kết quả em tính toán được để cùng cân đối chi tiêu gia đình sao cho hợp lí.

Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 ngắn nhất Kết nối tri thức

a. Dùng hàm SUM để tính số tiền chi tiêu 1 tháng.

Tổng số tiền chi tiêu 1 tháng (nhập hàm = SUM(C2:C9)) là 21,000,000

b. Khoản chi nhiều nhất (nhập hàm = MAX(C2:C9)) là 5,000,000

    Khoản chi ít nhất (nhập hàm = MIN(C2:C9)) là 1,000,000

c. Số khoản đã chi (nhập hàm = COUNT(C2:C9)) là 8

d. Dùng hàm AVERAGE để tính trung bình số tiền tiêu mỗi ngày.

Cách 1: bằng số tiền chi tiêu 1 tháng/số ngày.

Cách 2: Tính tổng số tiền tiêu mỗi ngày.

⇒ tính trung bình cộng của mỗi ngày.

Trung bình mỗi ngày chi (nhập hàm = AVERAGE(C2:C9)) là 700,000

⇒ Dựa vào kết quả em tính cho gia đình em, em hãy cùng bố mẹ cân đối chi tiêu trong gia đình.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Tin 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Tin 7 Bài 8 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 26/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022