logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại trang 27, 28, 29, 30, 31, 32 dễ hiểu.

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại trang 27, 28, 29, 30, 31, 32 SGK Lịch sử 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại - Kết nối tri thức


1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia là công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,… di sản. Phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn chình là điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản.

Những di sản văn hóa trên trong quá trình bảo tồn sẽ bị mất những giá trị ban đầu và sẽ bị thay đổi không còn giữ được những giá trị vốn có của nó nếu không quan tâm đến việc ứng dụng và sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.

Sử học có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,…là những khía cạnh góp phần tạo nên giá trị của một di sản. Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Di sản văn hóa vật thể bao gồm nhiều loại hình như thành quách, lăng tẩm, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,… Do di sản văn hóa vật thể được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,… Hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người là một trong những vai trò quan trọng nhất của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ, loại hình di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể dễ dàng bị mai một. Những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ khi có công tác bảo tồn di sản, có thể thông qua một số biện pháp khác nhau như sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,...


2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Như chúng ta đã biết, công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hang hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

+ Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp hóa. Trong thế giới toàn cầu hóa, công nghiệp hóa ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường sức mạnh mềm và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.

+ Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, hiện vật,… và các thành tựu về nghiên cứu lịch sử-văn hóa của dân tộc và nhân loại.

+ Theo kết quả công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tỉ lệ đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa (bao gồm các lĩnh vực du lịch văn hóa) đối với tổng doanh thu toàn cầu là xấp xỉ 4.04% và đem lại việc làm chiếm tỉ trọng 2,21% tổng số lao động trên thế giới; lao động trong ngành này có thu nhập cao cấp 2,24 lần so với mặt bằng chung.

b. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Nhờ các thành tựu của Sử học nên khi công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Do đó, những giá trị và truyền thống lịch sử- văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

Mặt khác, để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa thì sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể.


3. Sử học với sự phát triển du lịch

a. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

Từ việc khai thác các tư liệu 2, 3, 4, nội dung phản ánh của các tư liệu đều có điểm chung là đều cho thấy những di sản lịch sử văn hóa là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

b. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Du lịch có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

Thứ đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản đó chính là nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách.

Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo và phục dựng di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,…

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022