logo

[Sách mới] Lý thuyết Sử 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử trang 9, 10, 11, 12, 13, 14 dễ hiểu.

Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử trang 9, 10, 11, 12, 13, 14 SGK Lịch sử 10 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức


1. Lịch sử là gì?

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau chứ không thể thay đổi được hiện thực lịch sử.

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình điển, lập đài tưởng niệm, thực hành các nghỉ lễ, phong tục,...

Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra.


2. Sử học

a. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

Khái niệm: Sử học là ngành là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người, trên tất cả các lĩnh vực, của đời sống xã hội loài người. Định nghĩa trên được hiểu theo nghĩa là nhận thức lịch sử. 

Đối tượng: Toàn bộ quá khứ của loài người chính là đối tượng nghiên cứu của Sử học.

Ví dụ: 

- Đối tượng nghiên cứu của sử học là về khoa cử thời nhà Nguyễn

Sử học chức năng nghiên cứu như sau: 

+ Sử học giúp khôi phục sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ

+ Ngoài ra Sử học còn rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển lịch sử

+ Chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng là một chức năng quan trọng của Sử học

+ Đặc biệt Sử học giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại

Ví dụ: 

Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại những di tích đã mất như cột đá chùa Dạm, Hoàng thành Thăng Long,v.v…

Sử học có nhiệm vụ như sau:

+ Sử học cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Giúp cho thế hệ mai sau tốt đẹp bằng cách truyền bá, giáo dục những truyền thống. 

+ Đặc biệt Sử học còn giúp chúng ta đúc rút bài học kinh nghiệm, góp phần dự báo tương lai đất nước, nhân loại

Ví dụ: Sử học giúp chúng ta hiểu lịch sử 1 cách khách quan hơn, như khi đánh giá về triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945 cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh những đóng góp của triều Nguyễn cho đất nước, và trách nhiệm, hạn chế của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX)

b. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

* Các nguyên tắc cơ bản của Sử học gồm:

- Nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học là tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậu 

- Nhiệm vụ của nhà sử học là tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử. 

- Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống chính là mục đích của Sử học 

- Sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái do đó Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,… 

* Ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học là:

+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

+ Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

c. Các phương pháp cơ bản của Sử học

Các phương pháp cơ bản của Sử học là: Phương pháp lịch sử, phương pháp lô- gích, phương pháp lịch đại và đồng đại và phương pháp liên ngành

d. Các nguồn sử liệu

Sử học gồm một số loại hình sử liệu như sau: 

+ Sử liệu dựa vào hình thức gồm sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện

+ Sử liệu căn cứ vào tính chất gồm sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp

Ví dụ:

- Ví dụ về sử liệu dựa vào hình thức 

+ Sử liệu hiện vật: Cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Một Cột (Hà Nội),…

+ Sử liệu truyền miệng: Cổ tích Tấm Cám, truyền thuyết Thánh Gióng…

- Ví dụ về sử liệu căn cứ vào tính chất: Trang bìa cuốn sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022