logo

[Sách mới] Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 Cánh diều: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 dễ hiểu.

Bài 8. Cấu trúc của tế bào nhân thực trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 Sinh học Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực - Cánh Diều


I. Màng sinh chất

+ Màng sinh chất bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với bên ngoài tế bào.

+ Ngoài ra kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào cũng là một chức năng của màng sinh chất.

+ Màng sinh chất còn tương tác và truyền thông tin giữa các tế bào.


II. Cấu trúc ngoài màng sinh chất


1. Chất nền ngoại bào

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

Tế bào động vật còn có cấu trúc bên ngoài màng sinh chất được gọi là chất nên ngoại bào bao gồm chủ yếu các phân tử protein như collagen, proteoglycan (là protein kết hợp với polysaccharide).... Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau và tham gia quá trình truyền thông tin.


2. Thành tế bào

Tế bào thực vật, nấm có thành tế bào bao phủ bên ngoài màng sinh chất làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ các chuỗi cellulose. Ngoài ra, thành tế bào có một số loại polysaccharide khác như hemicellulose, pectin. Thành tế bào có tính thấm hoàn toàn với các phân tử. Giữa các tế bào có cầu sinh chất đóng vai trò trong trao đổi chất giữa các tế bào.


III. Nhân

Nhân đóng vai trò là trung tâm thông tin, điều khiến các hoạt động sống của tế bào.

Nhân có màng bao bọc, ngăn cách với tế bào chất bên ngoài. Màng nhân là màng kép trong đó lớp màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất. Trên màng nhân có các lỗ cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi qua.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

 

Chất nhân là dịch đặc bên trong nhân chứa các sợi nhiễm sắc và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide....

Sợi nhiễm sắc (bắt màu khi nhuộm) gồm chuỗi xoắn kép DNA và protein trong quá trình phân chia tế bào, sợi nhiễm sắc co ngắn (nhiễm sắc thể) và quan sát được dưới kính hiển vi quang học. DNA chứa các gene mã hoá protein tham gia vào các hoạt động sống của tế bào.

Nhân con (hạch nhân) có dạng hình cầu nằm trong nhân. Hầu hết các nhân chỉ chứa một nhân con. Nhân con là nơi tổng hợp rRNA, sau đó được lắp ghép với protein tạo thành tiểu phân ribosome. Các tiểu phân được vận chuyển ra ngoài tế bào chất đề lắp ráp thành ribosome hoàn chỉnh.


IV. Tế bào chất

Toàn bộ các vật chất bên trong của tế bào được gọi là chất nguyên sinh, bao gồm tế bào chất và nhân. Tế bào chất là vùng giữa màng sinh chất và nhân, gồm dịch keo (bào tương), các bào quan và bộ khung tế bào. Bào tương chứa nước, các chất vô cơ khác và các phân tử sinh học như enzyme, carbohydrate, acid hữu cơ,... Các bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện những chức năng nhất định trong tế bào. Tế bào chất là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.


V. Ti thể

Ti thể là "nhà máy năng lượng" của tế bào, là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào (chu trình Krebs, chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP). Quá trình này sử dụng O2 tạo ra phân lớn ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Số lượng ti thể tuỳ thuộc vào loại tế bào và hoạt động của tế bào, dao động từ hàng trăm đến hàng nghìn trong một tê bào.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

VI. Lục lạp

Lục lạp là bào quan đặc biệt của tế bào thực vật và một số nguyên sinh vật, có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. Bên trong lục lạp có các túi dẹt nối với nhau (thylakoid), năm xếp chồng lên nhau tạo các hạt grana. Các hạt grana nối với nhau băng các ống mảnh. Các sắc tố quang hợp như diệp lục nằm trên màng thylakoid. Chất nền lục lạp (stroma) là dịch keo chứa các phân tử như các enzyme tham gia cô định CO2, chất khí hoà tan, glucose, DNA, ribosome 70S,…


VII. Lưới nội chất

Lưới nội chất là hệ thống màng cuộn gập thành mạng lưới các túi đẹt và các ống chứa dịch thông với nhau. Màng của lưới nội chất nói trực tiếp với màng ngoài của nhân. Lưới nội chất gồm hai phân: lưới nội chất hạt (có rIbosome) và lưới nội chất trơn.

Lưới nội chất trơn là nơi diễn ra nhiều quá trình chuyển hoá khác nhau tuỳ loại tê bào. Ví dụ: tổng hợp lipid, phân huỷ các thuốc và chất độc, chuyển hoá carbohydrate.

Nhiều hợp chất được tổng hợp ở lưới nội chất như protein, lipid, carbohydrate được vận chuyển trong các túi nhỏ hình cầu (túi vận chuyển) đến bộ máy Golgi và sau đó chuyển đến các bào quan khác hay ra màng tế bào.


VIII. Bộ máy Golgi

Bộ máy Golgi bao gồm hệ thống các túi dẹt. Bào quan này có câu trúc phân cực gồm mặt nhập (mặt cis, nơi tiếp nhận) và mặt xuất (mặt trans, nơi xuất đi). Đây là bào quan có chức năng sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyền các sản phẩm  tông hợp từ lưới nội chất. Các sản phẩm được chuyền từ mặt nhập đến mặt xuất của bộ máy Golgi qua các túi vận chuyển. Bộ máy Golgi còn tham gia tổng hợp một số polysaccharide của thành tế bào (trừ cellulose) và chất nên ngoại bào.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

IX. Lysosome

Lysosome là bào quan tiêu hoá của tế bào. Lysosome có khả năng phân giải các phân tử lớn như protem, nueleic acid, lipid và polysaccharide. Lysosome tiêu hoá các vật liệu đưa từ bên ngoài vào và tiêu hoá cả những bào quan bị hỏng hoặc không cần thiết của tế bào. Ngoài ra, bào quan này còn tiêu hoá cả các vi sinh vật gây bệnh. Lysosome có nguồn gốc từ bộ máy Golgi.


X. Không bào

Không bào là bào quan chứa dịch lỏng. Có nhiều loại không bào với chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào và loài sinh vật. Tế bào thực vật trưởng thành có không bào trung tâm với kích thước lớn và tồn tại lâu dài. Không bào trung tâm là khoang linh động, chứa nhiều nước và đóng vai trò cân bằng lượng nước trong tế bào. Không bào trung tâm có thể chứa các chất dự trữ như protein, acid hữu cơ, đường, muối khoáng, hoặc chứa chất thải hay sắc tố (đỏ, tím, xanh dương).


XI. Peroxisome

PeroxIsome là bào quan thực hiện chức năng oxi hoá các chất. Peroxisome chứa các enzyme chuyền hydrogen từ các chất khác nhau như chất độc, aleohol đến oxygen tạo ra hydrogen peroxide (H2O2), sau đó được enzyme khác phân giải thành nước. Ở tế bào thực vật, bào quan này còn chứa enzyme phân giải acid béo thành phân tử nhỏ hơn rồi chuyền đến ti thể.


XII. Ribosome

Ribosome là bào quan không có màng bao bọc, được cấu tạo từ rRNA và protein. Ribosome là bộ máy tổng hợp protein của tế bào.

Ribosome có ở bào tương và một số bào quan. Ngoại trừ ti thể và lục lạp, ribosome ở tế bào nhân thực (80S) có kích thước lớn hơn so với ribosome ở tế bào nhân sơ (70S).


XIII. Trung thể

Trung thể là bào quan không có màng nằm ở gân nhân trong tế bào động vật. Trung thể có vai trò trong sự phân chia tế bào. Các vi ống xung quanh trung tử phát triển thành thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào. Trung tử được cấu tạo từ các vi ông sắp xếp thành ống rỗng. 


XIV. Bộ khung tế bào

Bộ khung tế bào là mạng lưới gồm vi ống, sợi trung gian và vi sợi, được cấu tạo từ các phân tử protein . Bộ khung tế bào đóng vai trò như bộ xương của tế bào làm nhiệm vụ nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào. Ngoài ra, sợi trung gian còn neo giữ các bào quan và vi ống tham gia vận chuyển bào quan.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 ngắn nhất Cánh Diều

 

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 8 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022