logo

[Sách mới] Lý thuyết Sinh 10 Bài 5 Cánh diều: Các nguyên tố hóa học và nước

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước trang 25, 26, 27, 28 dễ hiểu.

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước trang 25, 26, 27, 28 Sinh học Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước - Cánh Diều


I. Các nguyên tố hóa học


1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào

Có khoảng 20 — 25% các nguyên tố hoá học tồn tại trong tự nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh vật. Ví dụ: cơ thể người cần khoảng 25 nguyên tố.

Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: đại lượng (còn gọi là đa lượng) và vi lượng. Các nguyên tố đại lượng chiếm lượng lớn trong cơ thể còn các nguyên tô vị lượng chiếm lượng rất nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01 % khối lượng cơ thể.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều
Hình 5.2. Tỉ lệ phần trăm một số nguyên tố trong cơ thể người

+ Các nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg.

+ Các nguyên tố vi lượng: Fe, Zn, Cu, I.

- Các nguyên tố đại lượng chính như C, H, O, N chiếm 96% - một khối lượng lớn trong tế bào.


2. Carbon

- Carbon tham gia cấu tạo hợp chất Carbohidrate, Protein, Lipid và Nucleic Acid

- Cacbon có thể tạo nên liên kế cộng hóa trị với các nguyên tử cacbon khác và các nguyên tử khác, có thể liên kết ở dạng mạch vòng,mạch nhánh.

- Các nguyên tử cacbon mới có thể tạo nên mạch “xương sống của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.


II. Nước


1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lí, hóa học của nước

Trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn tạo nên liên kết phân cực với nguyên tử H. Nguyên tử O mang một phần điện tích âm và nguyên tử H mang một phân điện tích dương. Cấu tạo này giúp các phân tử nước dễ dàng liên kết với nhau và với nhiều phân tử khác bằng liên kết hydrogen làm cho nước có những tính chất độc đáo. 

Ví dụ: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất, nước có nhiệt bay hơi cao, sức căng bề mặt lớn so với nhiều dung môi hoá học khác.


2. Vai trò của nước

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 5 ngắn nhất Cánh Diều

- Nước là "dung môi của sự sống" vì:

+ Nước có thể hoà tan nhiều hợp chất như muối, đường, protein...

+ Nước là môi trường cho các phản ứng và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong tế bào.

+ Các chất trong cơ thể sống được vận chuyển là nhờ môi trường nước.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 5 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022