logo

[Sách mới] Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 Cánh diều: Các phân tử sinh học

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 6: Các phân tử sinh học trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 dễ hiểu.

Bài 6: Các phân tử sinh học trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 SGK Sinh học 10 - Cánh diều

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học - Cánh Diều


I. Khái quát về phân tử sinh học

Phân tử sinh học là hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.

Các phân tử sinh học bao gồm những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.  Ngoài ra, còn có các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, acid hữu cơ, hay các chất tham gia xúc tác, điều hoà như một số vitamin, hormone.


II. Carbohydrate

Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa C, H và O, trong đó tỉ lệH: O là 2: 1 giống như phân tử nước ("carbo" xuất phát từ "carbon", "hydrate" có nghĩa là "nước').

Các monosaccharide, đặc biệt là glucose, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào. Các monosaecharide còn là thành phần cấu tạo của disaccharide, polysaccharide và nhiều hợp chất khác như nueleotide, glycoprotein, glycolipid. Suerose, một loại disaccharide, là phần tử đường được vận chuyển giữa các mô, cơ quan ở thực vật. Một số polysaccharide như tinh bột (ở thực vật), glycogen (ở động vật) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào, còn cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.


1. Monosaccharide

Monosaccharide là loại carbohydrate đơn giản nhất có công thức phân tử là CnH2nOn (thường có 3 đến 7 nguyên tử carbon), còn gọi là đường đơn. Phố biến là các triose, pentose và hexose. Các monosaccharide đều là chất khử nên còn được gọi là đường khử.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

2. Disaccharide

Disaccharide còn gọi là đường đôi. Một số disaccharide phổ biến là sucrose (có nhiều trong quả, mía và củ cải đường), lactose (có trong sữa).


3 Polysaccharide

Polysaccharide là polymer (hợp chất có cầu trúc đa phân) của các monosaccharide kết hợp với nhau bằng liên kết glycoside, được hình thành qua nhiều phản ứng ngưng tụ. Polysaccharide có thể gồm một hoặc một số loại monosaccharide.

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

III. Protein


1. Amino acid

- Các amino acid là các đơn phân của phân tử protein

- Liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein là liên kết President

- H, C, O là các nguyên tố chính cấu tạo nên phân tử amino acid 


2. Protein

Protein chiếm đến hơn 50 % khối lượng vật chất khô của tế bào. Protein là polymer sinh học được câu tạo từ hàng chục đến hàng trăm nghìn gốc amino acid kết hợp với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide thẳng (không phân nhánh). Protein gồm các nguyên tố C, H, O,N. Ngoài ra, DroteIn có thể chứa S, P, Zn. Fe, Cu. Mg.... Proteim thường có dạng cầu như các enzyme; dạng sợi như collagen, actin, keratin và một số hình dạng khác như protein vận chuyển trên màng sinh chất.

Có thể tạo nên rất nhiều loại protein dù chỉ có 20 loại amino acid là do các protein khác nhau về cấu tạo từ các loại amino acid nào, số lượng amino acid, cách sắp xếp các amino acid và hình dạng (sợi, gấp khúc, vòng, thẳng…)


IV. Nucleic Acid


1. Nucleotide

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

Thành phần nguyên tố và cấu tạo đơn phân của phân tử nucleic acid là:

- Phân tử nucleic acid có cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, gồm các đơn phân nucleotide có cấu tạo gồm:

+ Gốc phosphate 

+ Đường pentose gồm đường ribose và đường deoxyribose

+ Nitrogenous base gồm 2 nhóm là purine A, G và pyrimindine C, T, U


2. DNA và RNA

Các nuecleotide kết hợp với nhau qua liên kết phosphodiester được hình thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp tạo nên chuỗi polynucleotide.

Phân tử DNA ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polynucleotide dài có chiêu ngược nhau (5' - 3' và 3' - 5'), xoắn song song xung quanh một trục tưởng tượng. Các gốc phosphate - đường quay ra ngoài tạo thanh bộ khung còn các gốc base quay vào phía trong liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung.

Số loại DNA và RNA vô cùng đa dạng mặc dù chúng chỉ gồm bồn loại đơn phân. Mỗi loài, mỗi cá thể đều có thành phần DNA đặc trưng và mỗi tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào (trừ tế bào sinh dục) đều có thành phần DNA tương tự nhau.

Nuecleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.


V. Lipid

Lipid là nhóm các phần tử sinh học có cấu tạo hoá học đa dạng, thường không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone. Đây là nhóm phân tử lớn không có cấu trúc đa phân (polymer).

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

 


1. Triglyceride

Phân tử triglyceride có tỉ lệ C và H cao hơn, tỉ lệ O thấp hơn là đặc điểm cấu tạo của triglyceride thể hiện chức năng dự trữ năng lượng trong tế bào cao hơn polysaccharide.


2. Phospholipid

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

Phosphohipid là thành phần chính của màng sinh chất. Phân tử 2 này gồm 1 một đầu ưa nước (chứa gốc phosphate liên kết với một gốc ưa nước) và hai đuôi kị nước.


3. Steroid

Trong các steroid, cholesterol tham gia cấu tạo màng sinh chất của màng sinh chất và điều hoà tính lỏng của màng ở tế bào động vật. Cholesterol còn là tiền chất của các hormone steroid như cortisol, estropen, testosterone tham gia điều hoà sự trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 6 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022