Tóm tắt kiến thức lý thuyết Lịch sử 9 bài 16 Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 – 1965 chi tiết, ngắn gọn, bám sát chương trình Sách mới giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.
* Hoàn thành cải cách ruộng đất:
- Qua 5 đợt cải cách, trên 81 vạn héc-ta ruộng đất của đế quốc và địa chủ dã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia cho khoảng 2,2 triệu hộ nông dân và dân nghèo ở nông thôn.
- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
- Sau cải cách ruộng đất giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.
* Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh:
- Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Về công nghiệp đã có nhiều nhà máy mới được xây dựng.
+ Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng. Cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.
+ Trong giao thông vận tải, đường sắt và đường ô tô được khôi phục và phát triển, các bến cảng được tu sửa và mở rộng, đặc biệt đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá và đạt nhiều thành tựu.
* Trong xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật
- Nhà nước ưu tiên xây dựng và phát triển các nông trường, lâm trường quốc doanh. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều được đầu tư phát triển.
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân.
- Mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển được xây dựng, hoàn thiện.
- Mặt trận quân sự:
+ Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc-giết giặc lập công”.
+ Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.
+ Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,... → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.
- Mặt trận chính trị: Đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi tại các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”,...
- Mặt trận chống phá bình định:
+ Diễn ra ở vùng nông thôn, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.
+ Nhân dân kiên quyết bám đất, giữ làng; phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu.
- Khẩu hiệu “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công"
+ Chiến thắng Ấp Bắc - chiến thắng có ý nghĩa quan trọng, mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt".
Chủ đề | Từ khóa |
---|---|
Thành tựu xây dựng miền Bắc (1954-1965) | Cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất, nông dân làm chủ |
Khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, giai cấp địa chủ bị xoá bỏ | |
Khôi phục kinh tế, hàn gắn chiến tranh | |
Sản lượng nông nghiệp tăng, nhà máy mới, thương nghiệp mở rộng | |
Quan hệ buôn bán với 27 nước, giao thông vận tải phát triển | |
Cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế - văn hoá | |
Cơ sở vật chất, kĩ thuật, nông trường, lâm trường quốc doanh | |
Thương nghiệp quốc doanh, mạng lưới giao thông | |
Thắng lợi quân sự miền Nam (1954-1965) | Chiến thắng Ấp Bắc, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” |
Phong trào “thi đua Ấp Bắc-giết giặc lập công” | |
Chiến thắng Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài | |
Đấu tranh chính trị sôi nổi tại đô thị, cuộc đấu tranh tín đồ Phật giáo | |
Mặt trận chống bình định, phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu | |
Khẩu hiệu “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” | |
Ý nghĩa chiến thắng Ấp Bắc, tinh thần dũng cảm, ý chí quật kh |