logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất: Đo tốc độ (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 9: Đo tốc độ trang 49, 50, 51, 52 dễ hiểu.

Bài 9. Đo tốc độ trang 49, 50, 51, 52 KHTN 7 Kết nối tri thức


I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây


1. Dụng cụ đo

Ngoài đồng hồ bấm giây dùng để do thời gian chuyển động t, người ta còn phải dùng các loại thước khác nhau để đo độ dài của quãng đường đi được s


2. Cách đo

Có hai cách do:

Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.

Cách 2: Chọn thời gian t trước, do quãng đường s sau.


3. Ví dụ

* Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu bảng 9.1

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức
Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

(5) Nhận xét kết quả đo 


II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện


1. Dụng cụ đo

Cách đo tốc độ này chỉ khác cách đo trên ở chỗ dùng đồng hỗ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian chuyển động.


2. Cách đo

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 ngắn nhất Kết nối tri thức

Cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số:

+ Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (3) và (4) (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà viên bi sắt chuyển động.

+ Ngắt nam châm điện, viên bi bắt đầu chuyển động từ trên dốc xuống.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (3) thì đồng hồ bắt đầu đo.

+ Khi viên bi đi qua cổng quang điện (4) thì đồng hồ ngừng đo.

+ Đọc số chỉ thời gian viên bi đi từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4) ở ô hiển thị thời gian của đồng hồ đo thời gian hiện số.

Thời gian viên bi chuyển động trên quãng đường s = số chỉ ở cổng quang điện (4) – số chỉ ở cổng quang điện (3).


III. Thiết bị bắn tốc độ

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ö tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng từ 5 m đến 10 m tuỳ theo cung đường. Cụ thể là:

- Camera ghi biển số của ö tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch mốc 1 và 2.

- Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt quả tốc độ này,

Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số của ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 9 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 27/07/2022 - Cập nhật : 07/10/2022