logo

Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất: Sóng âm (KNTT)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 12: Sóng âm trang 60, 61, 62, 63 dễ hiểu.

Bài 12. Sóng âm trang 60, 61, 62, 63 KHTN 7 - Kết nối tri thức


I. Dao động và sóng


1. Dao động

- Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là đao động.

Ví dụ:

- Một lò xo được cố định một đầu được treo thẳng đứng, gắn một quả nặng vào đầu kia của lò xo thấy lò xo di chuyển lên xuống.

- Chuyển động của con lắc trong đồng hồ quả lắc.

- Dao động khi em bé chơi xích đu.


2. Sóng

- Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

Ví dụ: Trên mặt nước cánh bèo hay chiếc phao chỉ dao động tại chỗ khi sóng truyền qua,; ngoài không gian vũ trụ các phi hành gia phải liên lạc với nhau bằng bộ đàm hoặc kí hiệu


II. Nguồn âm

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều đao động

Ví dụ:

- Khi gảy đàn, tai ta nghe được âm thanh do dây đàn phát ra, chứng tỏ âm thanh từ dây đàn đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

- Khi gõ vào âm thoa, tai ta nghe được âm thanh do âm thoa phát ra, chứng tỏ âm thanh từ âm thoa đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

III. Sóng âm

Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

Ví dụ: Khi đánh trống, mặt trống dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.


IV. Các môi trường truyền âm

Môi trường truyền âm được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

Ví dụ:

Trong Hình 12.6, khi bạn A úp cốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói.

- Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

 

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 27/07/2022 - Cập nhật : 07/10/2022