logo

[Sách mới] Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 3 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy dễ hiểu.

Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Cánh Diều


I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy


1. Quy định tại Luật phòng, chống ma túy

a. Chất ma túy, cây có chứa chất ma túy và người nghiện ma túy 

- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

- Những cây có chứa chất ma túy:

+ Cây thuốc phiện.

+ Cây coca.

+ Cây cần sa.

+ Các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

- Người nghiện ma túy là những người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

b. Các hành vi bị nghiêm cấm

+ Trồng và hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

+ Tổ chức và sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hỗ trợ và chứa chấp việc sử dụng chất ma túy.

+ Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển phương tiện, dụng cụ vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Hướng dẫn sản xuất và sử dụng trái phép chất ma túy.

+ Tiếp thị và quảng cáo chất ma túy.

+ Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy.

c. Trách nhiệm của cá nhân, gia đinh trong phòng, chống ma túy

Để phòng và chống ma túy, mỗi cá nhân và gia đình cần:

+ Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về ma túy và tác hại của nó đến bản thân và những người xung quanh

+ Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy và quản lí, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm điều này.

+ Đối với các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuộc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cần thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về việc sử dụng.

+ Có các hoạt động hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm về tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện ma túy.

+ Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.


2. Quy định tại một số văn bản khác

Bộ luật Hình sự có Chương XX gồm 13 điêu (từ Điều 247 đến Điều 259), quy định các tội phạm về ma tuý.

Luật Xử lí vi phạm hành chính” có Phân thứ ba gồm 5 chương, 30 điều (từ Điều 259 đến Điều 118), quy định về áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đối với vi phạm hành chính nói chung và vị phạm hành chính về ma tuý nói riêng, bao gồm: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng: đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) có Điều 21 quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống và kiểm soát ma tuý.


II. Tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy


1. Tác hại của ma túy

* Đối với bản thân: 

- Dễ mắc các bệnh về:

+ Hệ tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, đau bụng, táo bón,…

+ Hô hấp: viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp,..

+ Hệ tuần hoàn: loạn nhịp tim, tăng giảm đột ngột huyết áp,…

+ Da: ghẻ lở, hắc lào, viêm da,…

+ Hệ thần kinh: kích thích, ức chế từng phần ở bán cầu đại não.

+ Gan, thận: suy gan, suy thận,…

=> Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm và đặc biệt là có thể dẫn tới tử vong. 

+ Ngoài ra khi sử dụng chất ma túy nhiều lần còn có thể gây nên ảo giác, hoang tưởng, kích động, rối loạn về nhận thức, cảm xúc và đặc biệt là có những hành động nguy hiểm cho bản thân, cộng đồng và những hành vi vi phạm đạo đức xã hội, pháp luật. Không chỉ vậy người nghiện còn có xu hướng sống khéo minh, thu mình, ngại tiếp xúc, hay cáu gắt, gây gổ. 

* Đối với gia đình: 

+ Việc nghiện ngập làm tiêu tốn tiền bạc, làm mất mát tài sản, thiệt hại kinh tế gia đình.

+ Người nghiện còn có thể có hành vi liều lĩnh, hung bạo, hành hạ người thân dẫn đến hạnh phúc tan vỡ gia đình.

* Đối với xã hội:

+ Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội.

+ Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho công tác phòng, chống ma túy, tổ chức cai nghiện ma túy, tổ chức điều tra, truy tố, xét xử, đào tạo nhân lực thay thế những người nghiện ma túy đang ở độ tuổi lao động.


2. Hình thức, con đường gây nghiện ma túy

a. Quá trình nghiện ma túy

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 3 ngắn nhất Cánh Diều

Quá trình nghiện ma tuý thường trải qua các giai đoạn: Sử dụng ma tuý (sử dụng lần đầu tiên, sử dụng thỉnh thoảng, sử dụng thường xuyên): lạm dụng ma tuý (sử đụng quá mức hoặc quả giới hạn đã được quy định); lệ thuộc ma tuý.

Quá trình nghiện ma tuý diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tô như khả năng mãn cảm với ma tuý và đặc điểm tâm sinh lí của người sử dụng: loại chất, hình thức, tần suất, liều lượng sử dụng ma tuý,...

b. Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy

+ Chưa biết về tác hại của ma túy; do tò mò, thích chơi trội, thích thể hiện bản thân hay là người có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi; kém bản lĩnh, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, lười lao động. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới con đường nghiện ma túy.

+ Chưa phát huy được tác dụng của công tác tuyên truyền.

+ Giáo dục phòng chống ma túy gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả.


III. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

- Những việc học sinh cần làm và không được làm để phòng chống ma túy

+ Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý, phổ biến, giáo dục pháp luật  về phòng, chống ma tuý cho học sinh do nhà trường học sinh cần làm và không tổ chức.

+ Không vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma tuý.

+ Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý do nhà trường phối hợp với gia đình, cơ quan và chính quyền địa phương tổ chức, tuyệt đối không sử dụng chất ma tuý, dù chỉ một lần và dưới bất kì hình thức nào.

+ Tham gia xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức.

+ Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý, chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người xung quanh có hành vi vi phạm phát về phòng, chống ma tuý.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 3 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022