logo

[Sách mới] Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 1 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân dễ hiểu.

Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân - Cánh Diều


I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân việt nam


1. Lịch sử hình thành, phát triển. 

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

 

Giai đoạn hình thảnh (1930 - 1945): Ngay từ buổi đầu Cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương thảnh lập các đội tự vệ: Đội Tự vệ còng nông, Đội Du kích Bắc Soil, Tiling đội Cứu quốc quân,... Đây là những đội vũ trang đầu tiên cua Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

Ngày 22-12-1944, ĐỘI Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Tháng 4-1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân họp nhất VÓI lực lượng Cứu quốc quân và đổi ten thành Việt Nam Giải phóng quản.

Trong kháng chiến chổng thực dân Pháp (1945 - 1954): Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Ngày 22-5-1940, Chú tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 71-SL thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam; từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam và được gọi đến ngày nay. Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khụ Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đòng Xuân (1953 - 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Trong khảng chiên chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975): Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thực hiện lòi di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cut, đánlì cho nguy nhào”, quàn đội lớn mạnh không ngưng, chiếu đấu anh dung, đánh bại các loại hình chiến tranh, kết thúc bằng chiến dịch Hồ Clú Minh (30-4-1975).

Giai đoạn xảy dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay): Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đâu tranh bảo vệ Tổ quốc, chông chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc; đấu tranh bảo vệ chủ quyển biển đao; làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xảy dựng và bảo vệ Tô quốc trong tình hình mới.


2. Bản chất và truyền thống

Về bản chất: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Về truyền thống: Quân đội nhân dân đã viết nên truyền thống vẻ vang thông qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Có những truyền thông tiêu biểu như:

+ Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân dân với một ý chí. 

+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.

+ Kỉ luật, tự giác, nghiêm minh, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. 

+ Lối sống trong sạch, lành mạch, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan. 

+ Trong cuộc sống luôn luôn nêu tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế. 

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, nghĩa tình. 


3. Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự

Những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là:

+ Tạo nên sức mạnh tổng hợp nhờ kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh của nhiều lực lượng. 

+ Kết hợp chiến đấu tại chỗ với cơ động, thực hiện đánh tiêu hao rộng khắp, đánh tiêu diệt có trọng điểm, đánh bằng mưu, kế, thế, thời, hạn chế vào chỗ mạnh, khoét sâu vào chỗ yếu của địch. 


II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam


1. Lịch sử hình thành, phát triển

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 — 1954): Ngày 21-02-1946, Chủ tịch Hỗ Chỉ Minh kí Sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Việt Nam Công an vụ có nhiệm vụ tìm hiểu, tập trung tin tức, tài liệu liên quan đến an toàn quốc gia,...

Trong giai đoạn này, Công an nhân dân Việt Nam đã lập nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ Đảng, chính quyền dân chủ nhân dân mới thành lập. Năm 1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hỗ Chí Minh, Công an nhân dân đầu tranh chống phản cách mạng và tội phạm trong vùng địch tạm chiêm, vùng tranh chấp; chống phản cách mạng, bảo vệ an ninh, trật tự vùng hậu phương. Từ năm 1948 đến năm 1953, bộ máy tô chức của Công an nhân dân có sự điều chỉnh, Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an (1953).

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 — 1975): Công an nhân dân miền Đắc tổ chức hoạt động đâu tranh chống phản cách mạng, tội phạm và chỉ viện cho lực lượng an ninh miễn Nam, góp phần làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước lâu dài của đề quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam thông nhất đất nước.


2. Bản chất và truyền thống

Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất Việt Nam mang bản chất của giai cập công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quá trình xây dựng, chiến đâu và trưởng thành, Công an nhân dân Việt Nam đã viết nên truyền thông:

- Tuyệt đồi trung thành với Tổ quốc, với Đảng Công sản Việt Nam, với Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nên độc lập, tự do, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thô, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bỏ chặt chế với nhân dân, vì nhân dân phục vụ. dựa vào dân đề làm việc và chiến đầu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu đưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chỉ công vô tư, có lỗi sông trong sạch, lanh mạnh, trung thực, khách quan.

- Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tuy với công việc, vượt qua mọi khó khán, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chế với các cấp, các ngành, các lực lượng.

- Luôn nêu cao tỉnh thần cảnh giác, bí mật, mưu trị, dũng cảm, cương quyết, khôn khẻo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiền công kẻ địch và bọn tội phạm.

- Không ngừng học tập nâng cao trinh độ chính trị, nghiệp vụ vả nắng lực công tác; tiếp thu, vận dụng sảng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đâu.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.


III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ


1. Lịch sử hình thành, phát triển

Giai đoạn hình thành (1935 — 1945): Ngày 28-3-1935, Đại hội lần thứ I của Đảng đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ, từ đó ngày
này trở thành ngày truyện thông của lực lượng. Dần quân tự vệ. Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân tiền hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945.

Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp (1945 - 1954): Hướng ửng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hỗ Chí Minh (19-12-1946), lực lượng Dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh; là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng


2. Truyền thống

Dân quân tự vệ là thành phân của lực lượng vũ trang nhân dân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam, sự thông lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thông nhật của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cập uỷ Đảng, chính quyên địa phương, người đứng đầu cơ quan, tô chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

Quá trình xây dựng, chiên đâu và trưởng thành, lực lượng Dân quân tự vệ đã viết nên truyền thông: luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng của Đảng: chiến đâu kiên cường, mưu trí, đăng cảm; lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 1 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022