logo

[Sách mới] Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 1 Cánh Diều ngắn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ dễ hiểu.

Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều


I. Phòng, tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao


1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

+ Bom: có sức công phá lớn, có thể hủy diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. 

+ Mìn: Không chỉ tiêu diệt sinh lực địch, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật ngăn chặn cơ động của đối phương mà mìn còn hủy diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề. 

+ Đạn: có thể phá hủy phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương; khả năng còn sót lại của đạn rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện, xử lí.

+ Vũ khí hóa học: Không chỉ gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái mà vũ khí hóa học còn có tác động lớn về không gian, thời gian, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.

+ Vũ khí sinh học: gây tổn thất cho người, động vật, thực vật và môi trường; phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài, khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả.

+ Vũ khí công nghệ cao: có uy lực sát thương lớn gấp từ hạng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. 


2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

+ Cần tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức một cách tích cực về tác hại của bom, mìn, đạn vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.

+ Nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra. 

+ Cần tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra một cách tích cực và chủ động.

+ Sau chiến tranh không được tự ý đào, bới bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại. 

+ Những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh cần hạn chế đến.

+ Ở những nơi bị nghi nhiễm chất độc màu da cam cần thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt. 


II. Phòng, chống thiên tai


1. Tác hại của thiên tai

- Những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, lốc tố, dông sét,... 

- Tác hại của những thiên tai đó: 

+ Có thể làm chết người, mất tích hoặc bị thương. 

+ Sau thiên tai, sức khỏe người dân nơi bị thiên tai ảnh hưởng do các điều kiện về ăn uống và vệ sinh không được đảm bảo, dễ phát sinh dịch bệnh.

+ Môi trường sống bị tàn phá, suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng, tác động xấu đến sản xuất.

+ Tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình bị phá hủy, gây mất ổn định xã hội. 


2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

- Thực hiện theo kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của địa phương một cách nghiêm túc.

- Chuẩn bị sẵn sàng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh.

- Thực hiện một cách chủ động kế hoạch xơ tán người, tài sản đến những nơi an toàn.

- Sau khi chịu tác động của thiên tai cần chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. 


III. Phòng, chống dịch bệnh


1. Tác hại của dịch bệnh

- Dịch cúm A-H5N1: có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết. Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm mà hình thành nên mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Dịch Covid-19: 

Khiến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng  đồng  bị  xáo  trộn,  buộc  mọi người phải điều chỉnh để thích ứng với cuộc sống, công việc, học tập khi giao tiếp bị gián đoạn, đi lại bị hạn chế, trong nỗi lo cho sự an toàn của bản thân  và  người   thân. 

Dịch bệnh COVID-19 dẫn đến trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc. 

Việc cách ly tại nhà, không ra ngoài trong thời gian dài dẫn đến những căng thẳng, hoang mang, lo âu, trầm cảm. Tình trạng cáu giận, dễ kích động, cô đơn, cảm giác mất mát diễn ra khá phổ biến. 

Người bệnh trong giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.


2. Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh

- Dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số lượng dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

- Sức khỏe và tính mạng của nhiều người, nhất là đối với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi đã bị dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng.

- Dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của người dân; làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường sống. 

Để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng, cần:

- Tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Vệ sinh, tiệt trùng, tiêu hủy động vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh.

- Để diệt khuẩn cần trang bị bảo vệ cá nhân; sử dụng thuốc, sản phẩm y tế để phòng bệnh, sử dụng hóa chất. 

- Đối với người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch cần cách li y tế.

- Khai báo y tế, báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Ở trường học và nơi em ở cần tuyên truyền, giáo dục, phòng chống dịch bệnh. 


IV. Phòng, chống cháy nổ


1. Tác hại của cháy nổ

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 3

Một số tác hại do các vụ cháy nổ gây ra:

- Gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường do khói của vụ cháy nổ. 

- Cháy rừng trực tiếp giết chết nhiều nhiều loại động vật, thực vật, gây mất cân bằng sinh thái, gây biến đổi khí hậu. 


2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ

 

Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 3

- Sử dụng chăn nệm để dập lửa.

- Sử dụng vòi, lăng chuyên dụng chữa cháy.

- Sử dụng các bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2

Một số cách chữa cháy khác: Sử dụng cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt, cát... Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy sẽ tắt.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDQP 10 Bài 1 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 20/09/2022