logo

Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều

Hướng dẫn Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ ngắn gọn bám sát nội dung bộ Sách mới Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh Diều

Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết GDQP 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều - Chủ đề 3


KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hợp tác xử lí ô nhiễm dioxin ở Việt Nam là một trong những nỗ lực chung giữa Việt Nam và Hoa Kì. Em hãy cho biết:

a. Chất dioxin thuộc loại vũ khí nào? Tên gọi khác là gì?

b. Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả gì sau chiến tranh ở Việt Nam. 

Lời giải:

- Chất dioxin thuộc loại vũ khí hóa học, tên gọi khác là chất độc da cam.

- Ngoài việc hủy hoại môi trường, chất dioxin còn gây ra những hậu quả khác sau chiến tranh ở Việt Nam như: 

+ Có vô số nạn nhân phải chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, không những thế chất độc da cam và dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh...

+ Gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản.

+ Liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc... thường là các bệnh phổ biến ở con, cháu là nạn nhân chất độc da cam, nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị dị dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.


I. PHÒNG, TRÁNH BOM, MÌN, ĐẠN, VŨ KHÍ HÓA HỌC, VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO


1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Khám phá 1: Theo em, bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao có tác hại như thế nào?

Câu trả lời:

Theo em, tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao là:

+ Bom: có sức công phá lớn, có thể hủy diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. 

+ Mìn: Không chỉ tiêu diệt sinh lực địch, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật ngăn chặn cơ động của đối phương mà mìn còn hủy diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề. 

+ Đạn: có thể phá hủy phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương; khả năng còn sót lại của đạn rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện, xử lí.

+ Vũ khí hóa học: Không chỉ gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái mà vũ khí hóa học còn có tác động lớn về không gian, thời gian, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.

+ Vũ khí sinh học: gây tổn thất cho người, động vật, thực vật và môi trường; phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài, khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả.

+ Vũ khí công nghệ cao: có uy lực sát thương lớn gấp từ hạng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. 


2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Khám phá 2: Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao?

Câu trả lời:

Theo em, những việc học sinh cần làm để phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao:

+ Cần tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức một cách tích cực về tác hại của bom, mìn, đạn vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao.

+ Nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra. 

+ Cần tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra một cách tích cực và chủ động.

+ Sau chiến tranh không được tự ý đào, bới bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại. 

+ Những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh cần hạn chế đến.

+ Ở những nơi bị nghi nhiễm chất độc màu da cam cần thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt. 

Luyện tập 1:

Câu 1. Em cần làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, mìn, đạn?

Câu 2. Tình cờ, bạn Bình đi đánh cá phát hiện một quả bom nằm gần bờ sông. Nếu em là Bình, em sẽ xử lí như thế nào?

Câu trả lời:

Câu 1. Khi thấy biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có bom, mìn, đạn, em cần: Không được lại gần và cảnh báo cho nhiều người biết để tránh nguy hiểm.

Câu 2. Nếu em là Bình, em sẽ: tránh ra xa, bình tĩnh, sơ tán những người ở gần và báo cho cơ quan chức năng để xử lí.


II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI


1. Tác hại của thiên tai

Khám phá 3: Em hãy nêu những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam. Những thiên tai đó gây tác hại như thế nào?

Bài giải:

- Những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, lốc tố, dông sét,... 

- Tác hại của những thiên tai đó: 

+ Có thể làm chết người, mất tích hoặc bị thương. 

+ Sau thiên tai, sức khỏe người dân nơi bị thiên tai ảnh hưởng do các điều kiện về ăn uống và vệ sinh không được đảm bảo, dễ phát sinh dịch bệnh.

+ Môi trường sống bị tàn phá, suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng, tác động xấu đến sản xuất.

+ Tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình bị phá hủy, gây mất ổn định xã hội. 


2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

Khám phá 4: Khi nhận được thông tin dự báo bão, lũ xảy ra ở địa phương, em sẽ làm gì để tham gia phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của chúng?

Bài giải:

Khi nhận được thông tin dự báo bão, lũ xảy ra ở địa phương, để tham gia phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của chúng, em sẽ:

- Thực hiện theo kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của địa phương một cách nghiêm túc.

- Chuẩn bị sẵn sàng lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh.

- Thực hiện một cách chủ động kế hoạch xơ tán người, tài sản đến những nơi an toàn.

- Sau khi chịu tác động của thiên tai cần chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. 

Luyện tập 2: Ở địa phương nơi em sinh sống, học tập thường xảy ra những thiên tai nào? Em đã làm gì để góp phần phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của những thiên tai đó. 

Bài giải:

- Ở địa phương nơi em sinh sống, học tập thường xảy ra thiên tai: mưa bão.

- Để góp phần phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của mưa bão em đã: 

Trước khi mưa bão xảy ra:

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão để nắm bắt tình hình.

+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

+ Tích trữ đủ để dùng ít nhất 7 ngày nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết.

+ Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống nhà cửa; loại bỏ những cây, cành bị chết và sắp gãy; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước.

+ Chuẩn bị bằng cách lập một Kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau do các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực, chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình, người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bị tách ra hoặc có vấn đề gì xảy ra.

+ Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình như đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng... 

Trong khi xảy ra bão:

+ Có thể có các tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật… nên cần hết sức đề phòng

+ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

+ Không nên đi ra ngoài, nên ở trong nhà, nơi chú ẩn, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào.

+ Để đề phòng mất điện cần chuẩn bị sẵn đèn pin, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Sau khi xảy ra bão:

+ Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết.

+ Vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra nên cần chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện.

+ Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm nên không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật, ngay cả với phương tiện lớn,.


III. PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH


1. Tác hại của dịch bệnh

Khám phá 5: Em hãy kể tên và nêu tác hại của một số dịch bệnh.

Bài giải:

Kể tên và nêu tác hại của một số dịch bệnh:

- Dịch cúm A-H5N1: có các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết. Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm mà hình thành nên mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Dịch Covid-19: 

Khiến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng  đồng  bị  xáo  trộn,  buộc  mọi người phải điều chỉnh để thích ứng với cuộc sống, công việc, học tập khi giao tiếp bị gián đoạn, đi lại bị hạn chế, trong nỗi lo cho sự an toàn của bản thân  và  người   thân. 

Dịch bệnh COVID-19 dẫn đến trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc. 

Việc cách ly tại nhà, không ra ngoài trong thời gian dài dẫn đến những căng thẳng, hoang mang, lo âu, trầm cảm. Tình trạng cáu giận, dễ kích động, cô đơn, cảm giác mất mát diễn ra khá phổ biến. 

Người bệnh trong giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các triệu chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung. Thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng.


2. Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Luyện tập 3:

Câu 1. Dịch bệnh có tác hại gì khác so với các bệnh thông thường? Vì sao?

Câu 2. Em cần làm gì để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng. 

Bài giải:

Câu 1. Dịch bệnh có tác hại so với các bệnh khác thông thường:

- Dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số lượng dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

- Sức khỏe và tính mạng của nhiều người, nhất là đối với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi đã bị dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng.

- Dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của người dân; làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường sống. 

Câu 2. Để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng, em cần:

- Tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Vệ sinh, tiệt trùng, tiêu hủy động vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh.

- Để diệt khuẩn cần trang bị bảo vệ cá nhân; sử dụng thuốc, sản phẩm y tế để phòng bệnh, sử dụng hóa chất. 

- Đối với người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch cần cách li y tế.

- Khai báo y tế, báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Ở trường học và nơi em ở cần tuyên truyền, giáo dục, phòng chống dịch bệnh. 


IV. PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ


1. Tác hại của cháy nổ

Khám phá 6: Em hãy quan sát Hình 1.10 và nêu một số tác hại do các vụ cháy nổ gây ra. 

Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều

Bài giải:

Một số tác hại do các vụ cháy nổ gây ra:

- Gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường do khói của vụ cháy nổ. 

- Cháy rừng trực tiếp giết chết nhiều nhiều loại động vật, thực vật, gây mất cân bằng sinh thái, gây biến đổi khí hậu. 


2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ

Khám phá 7: Em hãy nêu các cách chữa cháy có trong Hình 1.11 và kể thêm một số cách khác. 

Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Cánh Diều

Bài giải:

Các cách chữa cháy có trong Hình 1.11:

- Sử dụng chăn nệm để dập lửa.

- Sử dụng vòi, lăng chuyên dụng chữa cháy.

- Sử dụng các bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2

Một số cách chữa cháy khác: Sử dụng cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt, cát... Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy sẽ tắt.

Luyện tập 4: Em hãy nêu những việc cần làm và không nên làm để phòng, chống cháy nổ. 

Bài giải:

Những việc cần làm và không nên làm để phòng, chống cháy nổ:

- Cần làm:

+ Các chất dễ gây cháy nổ cần sử dụng an toàn; không để các chất dễ cháy nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt và những nơi có khả năng nhiệt.

+ Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy, lắp cửa ngăn cháy lan, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguy cơ trực tiếp phát sinh chảy nổ. 

+ Cần thực hiện nghiêm chỉnh PCCC; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy. 

+ Cần bình tĩnh thực hiện các bước theo quy định khi gặp sự cố cháy nổ; gọi điện cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp

- Không nên làm: 

+ Trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc không đốt nhang, đèn để cúng và đun nấu.

+ Không cản trở lối đi, lối thoát nạn bằng việc để vật tư, hàng hóa, phương tiện ở đó.

+ Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng, dầu, gas tại nơi làm việc và trong khu vực kinh doanh. 


VẬN DỤNG

Câu 1. Em hãy xây dựng chương trình và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng tránh bom, mìn, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh. 

Câu 2. Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: "Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ - Những việc làm của cộng đồng nơi em ở". 

Bài giải:

Câu 1. Xây dựng chương trình và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng tránh bom, mìn, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh:

Nguyên nhân gây tai nạn:

- Do tác động trực tiếp bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển bom mìn.

- Do tác động trực tiếp của nhiệt bằng cách bị đốt nóng.

- Do một số nguyên nhân khác gây nên. 

Cách phòng tránh:

- Không tác động trực tiếp vào BM&VLCN như cưa đục bom mìn, mở tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn, và vận chuyển bom mìn.

- Trên vùng đất còn nhiều bom mìn không đốt lửa.

- Khu vực có biển báo bom mìn không được đi vào.

- Nếu đã nhỡ đi vào khu vực có bom mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào, hoặc đứng yên la to cho người khác biết để giúp đỡ.

- Ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ không được chơi đùa.

- Phải tránh xa và báo cho người lớn biết khi thấy vật lạ nghi là bom mìn.

- Khi người khác cưa đục, tháo dỡ bom mìn, phải tránh xa và không đứng xem.

- Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.

Hậu quả của tai nạn bom mìn:

- Đối với bản nhân người bị nạn: có thể gây chết người hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân.

- Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

- Đối với xã hội: mất đi nguồn nhân lực lao động.

- Đối xử với người khuyết tật là nạn nhân của bom mìn vật nổ:

- Cần cảm thông, giúp đỡ, và tôn trọng họ.

- Cần giúp đỡ họ sớm lấy lại cân bằng về tinh thần, hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống bằng nhiều cách như tổ chức buổi giao lưu gặp mặt...

Câu 2. Xây dựng và trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: "Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ - Những việc làm của cộng đồng nơi em ở":

Phòng chống thiên tai (lũ lụt):

+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó.

+ Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữu đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao.

+ Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày

+ Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không.

+ Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định.

+ Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm.

+ Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.

+ Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

+ Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

- Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.

Phòng chống dịch bệnh Covid19:

- Tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng hạn.

- Thực hiện 5k đầy đủ

- Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khác

- Rửa tay thường xuyên.

- Che miệng khi ho và hắt hơi.

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày.

- Thực hiện theo khuyến cáo cách ly khi có thông báo.

Phòng chống cháy nổ:

- Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.

- Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.

- Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.

- Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.

- Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung) toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

- Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

- Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải băng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

>>> Xem trọn bộ: Soạn GDQP 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022