logo

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 12 hay nhất

Tổng hợp các bài Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 12 hay nhất. Seri các bài lý thuyết được các thầy cô Top lời giải biên soạn lại tóm lược theo nội dung sách giáo khoa giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức, qua đó học tốt hơn.

Chúc các bạn học tốt!

MỤC LỤC LÝ THUYẾT ĐỊA LÍ 12 ĐẦY ĐỦ NHẤT

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 4. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo)

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 13. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17. Lao động và việc làm

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 18. Đô thị hóa

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 19. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 23. Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Lý thuyết Địa li 12 Bài 29. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 44. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố

 

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

a) Bối cảnh

- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.

b) Diễn biến

- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp).

- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:

+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c) Thành tựu

- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).

- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a) Bối cảnh

- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.

- Việt Nam là thành viên của  ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007.

b) Thành tựu

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.

3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc đổi mới

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.

- Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

1. Vị trí địa lý

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ tọa độ địa lý:

+ Vĩ độ: 23023'B - 8034'B (kể cả đảo: 23023'B - 6050'B).

+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024'Đ (kể cả đảo 1010Đ - 117020’Đ).

2. Phạm vi lãnh thổ

a) Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.

- Biên giới:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.

+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.

+ Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa).

b) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

c) Vùng trời

- Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý

a) Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hóa da dạng về tự nhiên, phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán.

b) Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

-  Về kinh tế:

+ Thuận lợi phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).

- Về văn hóa - xã hội: Thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.