logo

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (Tiếp theo)


Lý thuyết Địa lí 12 Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (Tiếp theo)

Tham khảo: 

>>> Soạn Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)

>>> Sơ đồ tư duy Địa lý 12 bài 4-5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam

2. Giai đoạn Cổ kiến tạo

a) Thời gian

- Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm: Từ kỉ Cambri cách đây 542 triệu năm đến kỉ Krêta cách đây 65 triệu năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta

- Nhiều khu vực chìm ngập trong nước biển và được nâng lên qua các vận động tạo sơn: Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri.

- Các khu vực hoạt động uốn nếp mạnh mẽ: địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc...

- Các khu vực đứt gãy, động đất, phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: granit, anđêzit, các loại khoáng sản...

c) Lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.

- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được định hình.

3. Giai đoạn Tân kiến tạo

- Đây là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.

a) Thời gian

- Đây là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta.

b) Chịu tác động mạnh mẽ của kì vận động núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu

- Vận động Anpơ - Himalaya → uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, bồi lấp, hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh...

c) Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay

- Nâng cao địa hình → sông ngòi trẻ và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao mở rộng.

- Hình thành cao nguyên, đồng bằng.

- Mở rộng biển Đông tạo các bể dầu khí.

- Giới sinh vật tiến hóa - loài người xuất hiện.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/10/2022