logo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất trang 39, 40, 41 dễ hiểu.

Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất trang 39, 40, 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo


I. Khái niệm 

- Khái niệm về khí quyển: Lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, bao gồm cả ảnh hưởng của Mặt Trời.

- Dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất:

+ Tầng đối lưu: Cung cấp ôxy và duy trì sự sống của sinh vật, con người, chứa 80% khối lượng không khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước. Là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa; hấp thụ 1 phần bức xạ mặt trời giúp đỡ nóng vào ban ngày, đỡ lạnh vào ban đêm, …

+ Tầng bình lưu: Hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống của con người và sinh vật nhờ có lớp ôdôn.


II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất


1. Phân bố theo vĩ độ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo

- Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc :

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).

- Giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm từ Xích đạo đến vĩ độ 70o ở bán cầu Bắc:

+ Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau nên nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ.

+ Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. 


2. Phân bố theo lục địa và đại dương

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo
Hình 8.1. Biên độ nhiệt năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương

- Sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1: biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng tăng dần từ tây sang đông (từ biển vào sâu trong đất liền). Cụ thể, biên độ nhiệt năm của Va-len-xi-a là 9oC, tiếp đến Pô-dơ-nan (21oC), Vac-xa-va (23oC) và cao nhất là Cuôc-xcơ (29oC).

- Giải thích sự khác nhau về biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ trên hình 8.1: đại dương hấp thụ và phản xạ nhiệt chậm hơn, còn lục địa thì ngược lại. Va-len-xi-a nằm ven Đại Tây Dương nên có biên độ nhiệt năm thấp nhất, các địa điểm càng nằm sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm càng lớn.


3. Phân bố theo địa hình

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo

- Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu:

+ Theo độ cao nhiệt độ không khí giảm dần, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6oC.

+ Nguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu: không khí càng loãng khi lên cao, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.

- Nhiệt độ phụ thuộc những yếu tố của địa hình là độ dốc và hướng phơi của sườn núi:

+ Sườn núi có độ dốc nhỏ, góc nhập xạ lớn thì nhận được lượng nhiệt nhiều hơn và ngược lại.

+ Nhiệt độ cao hơn ở sườn núi đón ánh sáng mặt trời sườn khuất ánh sáng mặt trời.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022