logo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 10 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 10: Mưa trang 46, 47, 48 dễ hiểu.

Bài 10: Mưa trang 46, 47, 48 SGK Địa lí 10 trang 46, 47, 48 Chân trời sáng tạo 

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 10: Mưa - Chân trời sáng tạo


I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

- Các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng cụ thể đến lượng mưa như sau:

Khí áp

+ Do những vùng khí áp thấp là khu vực hút gió, không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ tạo thành mây, sinh ra mưa nên thường có ượng mưa lớn.

+ Do ở những vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên rất ít mưa hoặc không mưa.

Ví dụ: Do nằm dưới áp cao cận chí tuyến nên những hoang mạc lớn như Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập rất khô hạn.

Frông

Luôn có tranh chấp giữa các khối khí dọc các frông nóng và lạnh, gây nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

Gió

+ Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng ít vì hơi nước từ đại dương được gió mang vào trong lục địa.

+ Do gió nằm trong đới gió Tín phong có tính khô nên mưa ít.

+ Do mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa nên miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều.

Ví dụ: Các khu vực thuộc miền khí hậu gió mùa như ở đới nóng có Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a, một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như: Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì, … thường có mưa nhiều vào mùa hè.

Dòng biển

+ Vì không khí ở những nơi có dòng biển nóng chảy qua bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa nên nơi đây thường mưa nhiều.

+ Vì không khí ở những nơi có dòng biển lạnh chảy qua không bốc lên được nên rất khô hạn và có lượng mưa.

Ví dụ: các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Nam Mỹ), Na-míp (châu Phi), … được tạo nên do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

Địa hình

+ Mưa nhiều ở sườn đón gió, mưa ít ở sườn khuất gió.

+ Ở cùng 1 sườn núi đón gió, nhiệt độ càng giảm khi lên cao, lượng mưa càng nhiều. Nhưng khi đến 1 độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa nữa.

Ví dụ: sườn tây Trường Sơn là sườn đón gió đón những trận mưa lớn cho vào đầu mùa hạ. Nguyên nhân là do khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây nên. Nhưng khi vượt sang sườn khuất gió lại trở nên khô nóng, ít mưa.


II. Sự phân bố mưa trên Trái Đất


1. Phân bố theo vĩ độ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo

Phân bố lượng mưa không đều theo vĩ độ:

- Ở Xích đạo mưa nhiều nhất: lượng mưa từ 1 100 – 1 680 mm.

- Ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít: lượng mưa khoảng 600 mm.

- Ở 2 vùng ôn đới mưa nhiều: lượng mưa từ 650 – 1 100 mm.

- Càng về 2 cực, mưa càng ít: vùng cực Bắc lượng mưa chỉ đạt khoảng 100 mm, vùng cực Nam mưa rất ít.


2. Phân bố theo khu vực

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo
Hình 10.2. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa

Trên các lục địa sự phân bố lượng mưa trung bình năm không đều:

- Lượng mưa nhiều ở các khu vực: Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bắc và phía đông Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, …

Do đây là khu vực có vị trí địa lí giáp biển hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua.

- Những khu vực có lượng mưa ít: phía tây Bắc Mỹ, phía tây nam Nam Mỹ, Bắc và Nam Phi, nội địa châu Á, nội địa Ô-xtrây-li-a, …

Do đây là khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 10 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022