logo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất trang 26, 27, 28, 29, 30 dễ hiểu.

Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất trang 26, 27, 28, 29, 30 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất - Chân trời sáng tạo


I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất


1. Sự luân phiên ngày đêm

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Cùng 1 thời điểm Trái Đất chỉ được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa do nó có dạng hình cầu. Trong đó, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Trái Đất luôn tự quay quanh 1 trục tưởng tượng.

Vì vậy, hiện tượng ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.


2. Giờ trên Trái Đất

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Giờ trên Trái Đất được được chia thành 24 múi giờ, trong đó mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

- Do được điều chỉnh theo đường biên giới quốc gia nên ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến.


II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất


1. Các mùa trong năm

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Ở bán cầu Bắc thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa theo dương lịch là:

+ Mùa xuân: 21/3 – 22/6.

+ Mùa hạ: 22/6 – 23/9.

+ Mùa thu: 23/9 – 22/12.

+ Mùa đông: 22/12 – 21/3.

- Nhận xét về sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa:

+ Mùa xuân có mưa phùn và ẩm ướt.

+ Mùa hạ có nắng, nóng và thường xuất hiện mưa, giông.

+ Mùa thu thời tiết hanh khô, se lạnh.

+ Mùa đông thời tiết lạnh.

Giải thích: 2 bán cầu luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời. Vì vậy, ở mỗi bán cầu thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được thay đổi quanh năm.


2. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo

- Do diện tích và thời gian được Mặt Trời chiếu sáng ở xích đạo quanh năm là như nhau nên ở đây luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau.

- Hiện tượng ngày, đêm chênh lệch nhau càng lớn khi về gần hai cực.

- Ở bán cầu Bắc hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12.

+ Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài. Vậy nên ngày dài hơn đêm. Ngày càng dài, đêm càng ngắn về phía cực Bắc. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, ngày kéo dài 24 giờ.

Tại bán cầu Nam thì hiện tượng này diễn ra ngược lại.

+ Ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn. Vậy nên ngày ngắn hơn đêm. Ngày càng ngắn, đêm càng dài về phía cực Bắc. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, đêm kéo dài 24 giờ.

Tại bán cầu Nam thì hiện tượng này diễn ra ngược lại.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022