logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 7 Cánh diều: Khí quyển, nhiệt độ không khí

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 7 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí trang 26, 27, 28 dễ hiểu.

Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí trang 26, 27, 28 SGK Địa 10 - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 7: Khí quyển, nhiệt độ không khí - Cánh Diều


1. Khái niệm khí quyển

Khái niệm khí quyển: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất và thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.


2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

a. Theo vĩ độ địa lí

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về phía 2 cực (càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm).

- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ Xích đạo về 2 cực (càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ nhiệt độ năm càng tăng).

- Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nhiệt lượng bức xạ đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ.

b. Theo lục địa và đại dương

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 7 ngắn nhất Cánh Diều

+ Nhiệt độ trung bình của tháng 1 giảm dần từ phía Tây sang phía Đông. Cụ thể, Bret nhiệt độ trung bình tháng 1 là 6,9°C, Muy-ních (-0,5°C), Bra-tít-xla-va (-1°C) và Đô-net (-4,3°C).

+ Nhiệt độ trung bình của tháng 7 tăng dần từ phía Tây sang phía Đông. Cụ thể, Bret có nhiệt độ trung bình tháng 7 là 16,9°C, Muy-ních (17,8°C), Bra-tít-xla-va (21,3°C) và Đô-net (21,7°C).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ phía Tây sang phía Đông.

- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương có nguyên nhân và biểu hiện như sau:

+ Nguyên nhân của sự phân bố trên là do sự hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độ không khí cũng có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương.

+ Biểu hiện là cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm không giống nhau giữa lục địa và đại dương: Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt độ càng tăng do ảnh hưởng của biển giảm.

+ Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi theo bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng từ các dòng biển.

c. Theo địa hình

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 7 ngắn nhất Cánh Diều

 

=> Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do có sự khác nhau về nhiệt độ ở các địa điểm đó do càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°C.

- Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình:

+ Nguyên nhân là do ảnh hưởng của độ dốc, hướng sườn và hình thái địa hình.

+ Biểu hiện:

- Không khí càng loãng khi càng lên cao,, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6oC).

- Sườn khuất nắng có nhiệt độ cao hơn sườn phơi nắng.

- Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng gió.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 7 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022