logo

[Sách mới] Lý thuyết Địa 10 Bài 6 Cánh diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất trang 22, 23, 24, 25 dễ hiểu.

Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất trang 22, 23, 24, 25 SGK Địa 10 - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Cánh Diều


1. Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

- Khái niệm của ngoại lực: Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.

- Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu gây ra ngoại lực trên bề mặt Trái Đất.


2. Tác động của ngoại lực đến địa hình

a. Quá trình phong hóa

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

Phong hóa là quá tình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của các nhân tố ngoại lực. Vật tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học:

+ Phá hủy, làm các đá, khoáng vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần và tính chất.

+ Thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt nước bị đóng băng. Sự dao dộng đó làm các khối đá bị tách vỡ dó nước trong các khe nứt bị đóng băng

- Phong hóa hóa học:

+ Phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật 

+Tạp nên dạng địa hình cac-xto trên mặt và cac-xto ngầm rất độc đáo.

- Phong hóa sinh học:

+ Phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm các đá biến đổi về cả mặt lí học và hóa học.

+ Ví dụ: Sự phát triển của rễ cây làm đá nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất.

b. Quá trình bóc mòn

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực làm rời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Vậy tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất là:

- Quá trình bóc mòn do dòng nước (xâm thực): tạo thành các dạng địa hình khác nhau như khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,…

- Quá trình bóc mòn do gió (thổi mòn hay khoét mòn): tạo thành các dạng địa hình khác nhau như nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,…

- Quá trình bóc mòn do sóng biển (mài mòn): tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,…

- Quá trình bóc mòn do băng hà (nạo mòn): tạo thành dạng địa hình chủ yếu là máng băng, phi-o, đá lưng cừu,…

c. Quá trình vận chuyển và bồi tụ

Vân chuyển là sự tiếp nối của quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực. Còn bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và tích tụ vật liệu. Vậy tác động của quá trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành bề mặt Trái Đất là:

- Vận chuyển:

+ Tiếp nối quá trình bóc mòn, làm vật liệu di chuyển theo các nhân tố ngoại lực.

+ Có vai trò cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình bồi tụ.

- Bồi tụ:

+ Sự kết thúc của quá trình vận chuyển, làm tích tụ vật liệu tạo nên các dạng địa hình.

+ Ví dụ: bãi bồi và đồng bằng châu thổ (do dòng chảy thường xuyên); thạch nhũ (do kết tủa hóa học trong hang động); đụn cát (do gió),...

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 6 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 18/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022
/* */ /* */
/*
*/