logo

Lý thuyết Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 21 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế trang 63, 64 dễ hiểu.

Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế trang 63, 64 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế - Kết nối tri thức


1. Khái niệm

Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lí, lịch sử - văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài nguyên hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.


2. Phân loại

Sự phân loại các nguồn lực:

- Nguồn lực bên trong lãnh thổ:

Nguồn lực bên trong lãnh thổ

Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ

Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị).

Nguồn lực tự nhiên (đất, nước, không khí, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…).

Nguồn lực KT-XH (vốn, chính sách phát triển, lịch sử - văn hóa, nguồn lao động, thị trường,…).

 

Vốn đầu tư nước ngoài.

 Nguồn nhân lực nước ngoài.

 Thị trường nước ngoài.

Khoa học – công nghệ nước ngoài,…


3. Vai trò của nguồn lực

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

- Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

+ Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

- Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 21 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022