logo

Lý thuyết Địa 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 19 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới trang 55, 56, 57, 58, 59 dễ hiểu.

Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới trang 55, 56, 57, 58, 59 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới - Kết nối tri thức


1. Quy mô dân số

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 19 Kết nối tri thức

Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới:

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (Bùng nổ dân số). Những năm gần đây tăng chậm lại.

- Năm 2020, dân số thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người (các nước đang phát triển chiếm phần lớn dân số: 83,3%, các nước phát triển chỉ chiếm 16,7% dân số thế giới).

- Đối với từng khu vực, quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.


2. Gia tăng dân số

a. Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10.

Chú ý: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị: %) phải chia cho 10.

b. Gia tăng dân số cơ học

Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư)/10.

Chú ý: tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư đều có đơn vị là ‰, nên muốn tính được tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %) phải chia cho 10.

c. Gia tăng dân số thực tế

Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ học (đơn vị: %).

=> Công thức: Tỉ lệ gia tăng dân số thực tế (%) = Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học

d. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:

- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:

+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.

+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Các quốc gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao => mức sinh, mức xuất cư thấp. Các quốc gia đang phát triển thì ngược lại.

+ Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này.


3. Cơ cấu dân số

a. Cơ cấu sinh học

- Cơ cấu dân số theo giới tính:

+ Biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ giới tính nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ tương đương bao nhiêu nam).

+ Thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, khu vực.

+ Tác động tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển,…

- Cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân.

+ Thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

+ Cơ cấu dân số theo tuổi được biểu hiện bằng tháp dân số (tháp tuổi).

b. Cơ cấu xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 19 Kết nối tri thức

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

+ Phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư (tỉ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,…).

+ Thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của 1 khu vực, quốc gia.

- Cơ cấu dân số theo lao động:

+ Biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.

+ Phân chia: 2 nhóm (dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế) hoặc số lao động trong 3 khu vực kinh tế (Xem hình 19.2).

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 19 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022