logo

Lý thuyết Địa 10 Bài 23. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 23 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trang 67, 68 dễ hiểu.

Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trang 67, 68 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Kết nối tri thức


1. Vai trò

Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đảm bảo nguồn sản phẩm cho tiêu dùng và sản xuất

- Là thị trường tiêu thụ quan trọng, liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác

- Tạo ra các hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tăng nguồn thu từ nước ngoài

- Khai thác hiệu quả nguồn lực phát triển kinh tế.

- Đóng vị trí quan trọng trong vấn đề sinh thái bảo vệ môi trường


2. Đặc điểm

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Nguồn lực sản xuất chủ yếu là đất trồng và nước

- Đối tượng là các sinh vật, cơ thể sống, quy mô sản xuất trong không gian rộng

- Phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên

- Mang tính mùa vụ nhưng ngày cảng giảm xuống bởi tác động của khoa học- công nghệ

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.


3. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố

- Tự nhiên: 

+ Tính chất và độ phì của đất tác động tới năng suất và phân bố cây trồng.

 Ví dụ: Độ phì cao cho năng suất cao hơn so với loại đất có độ phì thấp ở cùng 1 loại cây trồng. Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp 

+ Quy mô và cách thức canh tác bị ảnh hưởng bởi địa hình

 Ví dụ: đồi núi cao phải trồng trọt theo ruộng bậc thang để giảm nguy cơ xói mòn. Đồi núi thấp có thể trồng cây công nghiệp

+ Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.

 Ví dụ: Miền Bắc nước ta có mùa đông rất lạnh phù hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.

+ Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.

+ Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Người dân là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.

 Ví dụ: Việt Nam đã đưa chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp.

+ Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.

 Ví dụ: Ở phía bắc Nhật Bản có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.

+ Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.

+ Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 23 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 01/04/2023
/* */ /* */
/*
*/