logo

Lý thuyết Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa (Kết nối tri thức)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa trang 37, 38, 39, 40 dễ hiểu.

Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa trang 37, 38, 39, 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức


1. Khái niệm thuỷ quyển

Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.


2. Nước trên lục địa

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

- 2 nguồn cấp nước chính: nước ngầm và nước trên mặt:

+ Nước ngầm điều hành nước trong năm.

+ nước mưa, băng tuyết tan biến động theo mùa làm ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông.

Ví dụ: các tháng mưa nhiều trong năm cung cấp cho sông nhiều nguồn nước , nếu vượt quá giá trị lượng nước trung bình năm sẽ xảy ra mùa lũ, ngược lại ít mưa thì mùa khô

- Đặc điểm bề mặt lưu vực:

+ Địa hình: địa hình dốc tạo thuận lợi cho lũ tập trung. Sườn đón gió nhận đc lượng nước cấp trên mặt nhiều hơn sườn khuất gió

+ Hồ đầm và thực vật có vai trò điều tiết dòng chảy, làm giảm lũ.

+ Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu: Các phụ lưu tập trung trên 1 đoạn sông ngắn thường dễ xảy ra lũ chồng lũ. Còn các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chính thì sẽ lũ kéo dài nhưng không quá cao.

Sông nhiều chi lưu => nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông bớt phức tạp.

b. Hồ

Các loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

- Hồ núi lửa: hình thành từ hoạt động của núi lửa.

Ví dụ: Hồ núi lửa Qui-lo-toa (Ê-cu-a-đo)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức

- Hồ kiến tạo: nguồn gốc từ mảng kiến tạo di chuyển tạo ra  các nơi sụt lún, nứt vỡ 

Ví dụ: Hồ Bai-can (Liên bang Nga)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức

- Hồ móng ngựa: xuất hiện  do các khúc sông bị tách ra khỏi sông chính, sau khi chyển dòng 

Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức

- Hồ băng hà: sinh ra từ các hố lõm do các khối đá được sông băng cổ mang theo bào mòn mặt đất bên dưới.

Ví dụ: Hệ thống Ngũ Hồ (Biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức

- Hồ nhân tạo: do con người tạo nên.

Ví dụ: Hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)

Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức

c. Nước băng tuyết

Đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết: tập trung chủ yếu ở cùng ôn đới, hàn đới và các vùng núi ca0, tồn tại dưới dạng sông băng.

d. Nước ngầm

Đặc điểm điểm chủ yếu của nước ngầm:

- Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất, do nước trên mặt nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào Nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), Khả năng thấm nước của đất đá và Mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

- Tại các vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút, nước ngầm dồi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngầm có thể nằm dưới sâu vài chục hay hàng trăm mét.

- Trong nước ngầm có hàm lượng các chất khoáng nhất định. Thành phần và hàm lượng các chất khoáng thay đổi tuỳ khu vực, phụ thuộc vào tính chất đất đá.

- Nước ngầm là nguồn nước ngọt quan trọng của con người trong sinh hoạt và sản xuất, nguồn cấp nước cho sông, hồ đầm vào mùa khô, tầng nước ngầm có vai trò cố định các lớp đất đá để chống sụt lún.

e. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả, cần thiết

- Bảo vệ môi trường nước

- Phân bố lại nguồn nước ngọt trên thế giới hợp lí hơn

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Địa 10 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa 10 Bài 11 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022