logo

Tóm tắt khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Cùng Top lời giải hướng dẫn chi tiết: “Tóm tắt khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 10.


Tóm tắt khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

- Thời gian: Năm 905

- Kẻ thù: Nhà Đường

- Địa bàn hoạt động: Tống Bình 

- Tóm tắt diễn biến:

+ Năm 905 Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ (giành được chức Tiết độ sứ)

+ Năm 907 Khúc Hạo xây dựng chính quyền độc lập tự chủ

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ

- Ý nghĩa: 

+ Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường giành độc lập tự chủ

+ Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc


Kiến thức tham khảo về Khúc Thừa Dụ


1. Khúc Thừa Dụ là ai?

Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; 830 - 907) được suy tôn là Khúc Tiên Chủ (曲先主), là tiết độ sứ người bản địa đầu tiên của Tĩnh Hải quân, đồng thời là người đặt cơ sở cho nền độc lập của dân tộc Việt sau hơn 1.000 năm thuộc Trung Quốc.

Nước Việt thời bấy giờ bị chính quyền nhà Đường Trung Quốc đô hộ, năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại. 

Trước khi nhà Đường sắp mất ngôi độ mấy năm, thì bên Trung Quốc loạn, giặc cướp nổi lên khắp cả mọi nơi. Uy quyền nhà vua không ra đến bên ngoài, thế lực ai mạnh thì người ấy xưng đế, xưng vương. Ở nước Việt, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Bàng Giang và Ninh Giang ở Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết độ sứ để cai trị Giao Châu. Nhà Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, nên thuận cho ông làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ và gia phong Đồng bình Chương sự. Năm sau nhà Đường mất ngôi (907), nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. 

Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước trị. Ông khéo léo dùng danh nghĩa “xin mệnh nhà Đường” buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7/ 2/906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước “Đồng bình chương sự”. Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23/7/907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng sử gia Lê Tung viết trong sách Việt giám Thông khảo tổng luận gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên chúa.

Tóm tắt khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ hay nhất

2. Khúc Thừa Dụ - người đặt nền móng cho việc ngoại giao

Năm Ất Sửu 905, chớp thời cơ chính quyền trung ương nhà Đường rệu rã, chính quyền đô hộ như rắn mất đầu, Hào trưởng Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ được dân chúng ủng hộ đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ, bắt đầu xây dựng một quốc gia tự chủ, thoát ách đô hộ ngoại bang.

Trong bối cảnh chính quyền còn non trẻ, Khúc Thừa Dụ cho một phái bộ sang thần phục nhà Đường, thực hiện sách lược “nhu chế cương”. Năm Thiên Hựu thứ ba (906), nhà Đường phải chấp nhận sự việc đã rồi, đành công nhận Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, còn phong thêm cho ông chức Đồng Bình Chương sự (tức là đại thần cực phẩm, cùng ngồi bàn việc quốc quân trọng sự). Sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã bình phẩm rằng, đây là một hành động khôn ngoan của Khúc Thừa Dụ, “cướp chính quyền một cách hòa bình để xây dựng một chính quyền tự chủ trong hoàn cảnh lịch sử ngày xưa”.

Chủ trương hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ bấy giờ đã tạo điều kiện cho nhân dân Đại Việt và họ Khúc có khả năng giữ vững chủ quyền dân tộc trong 1/4 thế kỷ, tránh nạn binh đao do nhà Đường có thể mưu đồ tái chiếm Đại Việt. Tuy mang danh một chức quan nhà Đường, thực chất Khúc Thừa Dụ đã trở thành người làm chủ đất nước. Ông được lịch sử đánh giá là người mở nền độc lập cho nước Đại Việt. Còn nhân dân tôn vinh là Khúc Tiên chúa, gọi là ông Vua độc lập. 


3. Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và khúc Hạo (con trai Khúc Thừa Dụ) để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc

- Xây dựng chính quyền tự, độc lập với phong kiến phương Bắc.

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.

- Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

=> Ý nghĩa: Tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022