logo

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nào?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nào?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Thời Bắc thuộc là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm môn Lịch sử 10.


Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nào? 

A. Nhà Hán.

B. Nhà Ngô.

C. Nhà Nam Hán.

D. Nhà Đường.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Nhà Đường.

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nhà Đường.


Kiến thức tham khảo về các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Thời Bắc thuộc


1. Khái quát về thời Bắc thuộc

Bắc thuộc chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc:

Các sử gia của Việt Nam hay chính thức sử dụng thuật ngữ "Bắc thuộc" để chỉ đến giai đoạn từ khi nhà Hán tiêu diệt nước Nam Việt của nhà Triệu năm 111 TCN đến khi thành lập nhà Ngô bằng việc Ngô Quyền xưng vương năm 939, cũng như giai đoạn nội thuộc nhà Minh từ khi nhà Hồ mất năm 1407 đến khi nhà Minh công nhận "An Nam" độc lập năm 1427.

Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

- Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): Nhà Triệu, nhà Hán.

- Nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu).

- Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): Nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương.

- Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): Nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn tự chủ từ 905 - 938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40 - 43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541 - 602).

Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đúng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187 - 226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.


2. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc

a. Chế độ cai trị

* Tổ chức bộ máy cai trị:

- Nước ta bị chia thành các quận, châu, huyện

+ Nhà Triệu: 2 quận

+ Nhà Hán: 3 quận

+ Nhà Đường: Các châu, huyện

=> Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa tên nước ta.

* Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

- Thi hành chính sách bóc lột và cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, độc quyền về muối và sắt.

- Mở trường dạy chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam bắt dân ta thay đổi phong tục. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.

- Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

b. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

* Về văn hóa, xã hội:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

* Nguyên nhân của sự chuyển biến: Là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta và tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập về văn hóa của nhân dân ta.


3. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc

a. Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ X

- Từ cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ năm 40 đến thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

+ Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hát Môn.

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nào?

+ Trong các năm 100, 137, 144, diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam ở quận Nhật Nam.

+ Năm 157, khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân ở quận Cửu Chân.

+ Năm 178, 190, khởi nghĩa của nhân dân Giao Chỉ ở quận Cửu Chân.

+ Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu ở quận Giao Chỉ.

+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí.

+ Năm 550, Triệu Quang Phục giành độc lập

+ Năm 687, khởi nghĩa Đinh Tiến, Lý Tự Tiên.

+ Từ năm 713 - 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

+ Từ năm 776 - 791, khởi nghĩa Phùng Hưng.

+ Từ năm 819 - 820, khởi nghĩa Dương Thanh.

+ Năm 905, khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

+ Năm 938, khởi nghĩa Ngô Quyền.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng giành thắng lợi lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

b. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ X

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống quân xâm lược nào? (ảnh 2)
Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022