logo

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 10.


Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai ? 

 A. Dương Thanh

 B. Lý Tự Tiên, Định Kiến

 C. Phùng Hưng

 D. Mai Thúc Loan

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Lý Tự Tiên, Định Kiến

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là Lý Tự Tiên, Định Kiến


Kiến thức mở rộng về nhà Đường


1. Hoàng đế nhà Đường

Triều nhà Đường có tất cả 22 vị hoàng đế khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử gần 300 năm. Sau khi bình định các quân phiệt, hoàng đế đầu tiên – Đường Cao Tổ Lý Uyên – đã lập ra nhà Đường, triều đại kế tục nhà Tùy. Nhà Đường phát triển rực rỡ dưới thời Thái Tông và Cao Tông, khi lãnh thổ liên tục được mở rộng, bao trùm toàn bộ Trung Quốc bản thổ và phần lớn thảo nguyên Trung Á. Nhà Đường bị gián đoạn khi Võ Tắc Thiên phế bỏ con trai, xưng hoàng đế và lập ra nhà Võ Chu. Đế vị quay trở về tay nhà họ Lý khi Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai vào năm 705. Trong lịch sử nhà Đường, Đường Trung Tông không phải là vị hoàng đế duy nhất từng tại vị hai lần. Ngoài ông ra, em trai ông là Đường Duệ Tông và vị hoàng đế áp chót Đường Chiêu Tông đều từng hai lần lên ngôi

Kể từ đầu thế kỷ thứ 9, các hoàng đế dần đánh mất quyền lực vào tay thái giám. Vốn dĩ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, thái giám thời Vãn Đường lợi dụng tầm ảnh hưởng để trực tiếp can thiệp vào việc lựa chọn người kế vị và khiến họ trở thành vua bù nhìn. Cả Đường Ý Tông và bốn trong số năm vị hoàng đế trước ông đều do thái giám dựng lên. Tuy hoàng đế có thể giành lại ít nhiều quyền lực trong thời gian ngắn, chẳng hạn như thời Đường Tuyên Tông, nhưng quyền lực hoàng đế trong thời Vãn Đường đã giảm xuống mức thấp nhất trong suốt lịch sử gần 300 năm của triều đại này.

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai?

2. Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Đường

* Chính sách đối nội:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

- Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương.

- Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.

- Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế.

- Thực hiện chế độ “quân điền”: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính sách đối ngoại: Sau khi ổn định trong nước, nhà Đường luôn tìm đủ mọi cách để mở mang bờ cõi, chinh phục các nước lân cận:

- Nhà Đường đem quân đánh chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên.

- Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.


3. Nhận xét về chính sách cai trị bóc lột của nhà Đường

Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, thể hiện ở:

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...- Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...- Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.

- Nhận xét: Đây là những chính sách hết sức bất công, thể hiện rõ sự tàn bạo, nham hiểm của nhà Hán

- Chính sách nguy hiểm nhất là đưa người Hán sang sinh sống cùng, bắt người Việt học theo phong tục người Hán. Vì như thế sẽ đồng hoá dân ta, từ đó dễ bề cai trị

- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.

- Tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức tô thuế và cống nạp rất nặng nề.

- Thuế đã nặng, các quan lại nhà Đường tại An Nam còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.

- Chính sự bóc lột tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.


4. Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới nhà Đường được biểu hiện như thế nào?

Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

Nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách giảm tô thuế, bớt sưu dịch. Nhà Đường thu thuế của nông dân một cách cố định theo chế độ tô, dung, điệu.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Người dân có đất làm ăn, cuộc sống dần ổn định.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

Thủ công nghiệp: nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.

Thương nghiệp: phát triển thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. “Con đường tơ lụa” được hình thành trên đất liền và trên biển.

Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương. Chính quyền phong kiến thời Đường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

Văn hoá: nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.

Đối ngoại: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.


5. Vì sao nhà Đường là đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc?

Nhà Đường là đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc vì thời điểm này Trung Quốc được biết đến như một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

Lúc bấy giờ, nhà Đường phát triển toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa. Nhà Đường tập trung vào xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước. Vấn đề liên quan đến thi cử được chú trọng hơn nên các khoa thi tuyển chọn nhân tài được tổ chức nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nhà Đường cũng quan tâm chú trọng đến cuộc sống của người dân hơn. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp được phát triển hơn.

Quý tộc, địa chủ có điều kiện được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nhà Đường vào năm 687 là ai? (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 24/11/2022